* Kịch bản một cuộc chiến Việt-Trung

03:30 |

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, diễn tả kịch bản một cuộc chiến Việt-Trung mà ông cho là Việt Nam có nhiều bất lợi: http://bbc.in/RXdixb

"Một cuộc giao tranh theo tôi là khó xảy ra, nhưng nếu có, thì cuộc chiến đó sẽ không chỉ diễn ra trên một mặt trận như 1979."


"Năm 1979, Trung Quốc đã chủ trương không sử dụng không quân vì e ngại trước hệ thống phòng không rất mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc giao tranh trong năm 2014 sẽ diễn ra trên nhiều mặt trận, với sự tham gia của không quân, hải quân, bộ binh cho đến tàu ngầm và sẽ kết thúc rất nhanh."

"Hải quân Việt Nam chủ yếu tập trung ở Nha Trang và Đà Nẵng."

"Trung Quốc có thể tấn công các cứ điểm này rất nhanh chóng bằng thủy lôi, bằng không quân hoặc tên lửa hành trình từ chiến hạm và tiêu diệt hoàn toàn các hạm đội cũng như các cơ sở hậu cần của Việt Nam."

"Đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì nếu bị hư hại, tàu của Việt Nam có thể lui về cảng, thế nhưng nếu mất cảng, các chiến hạm sẽ không thể được tiếp nhiên liệu và sẽ trở thành vô giá trị."

"Bên cạnh đó, một cuộc chiến kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đứng trước câu hỏi là lấy nguồn tiếp tế vũ khí ở đâu? Việt Nam hiện có bao nhiêu nước sẵn sàng cung cấp những khí tài hiện đại cho họ?"

"Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc. Thậm chí nếu Nga muốn giúp thì cũng đã quá trễ."


* Thêm một số thông tin ...

05:30 |
MỘT SỐ THÔNG TIN TỪ BÊN NGOÀI VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 2-1979
(Nguồn: Foto-history) 

Vào tháng Một năm 1979, người Việt Nam lật đổ chế độ Khme Đỏ thân Trung Quốc. Cũng vào tháng Một năm 1979, những người cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa dân tộc không nhỏ đã xua đuổi cộng đồng người Hoa từ lâu sinh sống ở các thành phố và phía Bắc ra khỏi Việt Nam.

Đáp lại, những người cộng sản Trung Quốc, cũng với chủ nghĩa dân tộc không nhỏ, tối ngày 16 tháng Hai năm 1979 đã tấn công biên giới Việt Nam.

Cuộc tấn công bắt đầu lúc hoàng hôn - đó là chiến thuật của Trung Quốc được hoàn thiện trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953: tác chiến ban đêm cho phép tránh được không kích của Hoa Kỳ lúc bấy giờ thống trị trên bầu trời Triều Tiên. Một phần tư thế kỷ sau người Trung Quốc tấn công Việt Nam thực tế không có sự tham gia của không quân - hầu hết lực lượng không quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc được tung lên phía bắc Trung Quốc, sát với biên giới Liên Xô và Mông Cổ, để đánh trả sự tấn công có thể của không quân Liên Xô có ưu thế hơn về chất lượng…

22 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn quân địa phương, 600 xe tăng và SAU, hơn 4000 khẩu pháo và súng cối đã tấn công Việt Nam.

Trong đợt đầu tiên 9 sư đoàn bộ binh và 6 sư đoàn địa phương đã tấn công. Địa hình trên biên giới Trung - Việt rất phức tạp, đồi núi phủ đầy rừng nhiệt đới, bởi vậy như trong quá khứ quân đội Trung Quốc đã tổ chức những đơn vị khuân vác.

Binh lính của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) đã gặp sự kháng cự của 10 sư đoàn bộ binh biên chế thời bình, hai lữ đoàn xe tăng và 15 trung đoàn lính địa phương từ phía Việt Nam.

Sau hai tuần giao chiến, đến đầu tháng Ba năm 1979, Trung Quốc đã đưa đội quân thứ hai và quân dự bị vào trận (250 000 người Trung Quốc tham gia tác chiến chống lại 100 000 người Việt Nam) và chiếm được thủ phủ của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và đã tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam theo các hướng chính đến 45-50 km. Từ Lạng Sơn đến Hà Nội là đường nhựa dài 150 km …

Lạng Sơn bị bao vây bởi các đơn vị của Trung Quốc sau các trận đánh dữ dội nhiều ngày và đã bị chiếm vào ngày 4 tháng Ba. 3 sư đoàn của Việt Nam đã bị bao vây và bị xóa sổ bởi binh lính Trung Quốc ở Cao Bằng và Lạng Sơn. Kết quả, ngày 5 tháng Ba năm 1979 ở Việt Nam tuyên bố tổng động viên, tăng cường đưa quân từ Campuchia lên phía bắc Việt Nam. Nhưng vào ngày đó Trung Quốc chính thức tuyên bố chấm dứt tấn côngbắt đầu rút quân. Các trận đánh kết thúc vào trung tuần tháng Ba, binh lính Trung Quốc rút về lãnh thổ của mình một cách có tổ chức.

Chúng ta cho rằng cuộc chiến tranh này đối với Trung Quốc là thất bại. Có thể đồng ý với điều này, nhưng cần phải giải thích thêm cho sáng tỏ.

Theo đánh giá của các chuyên gia Liên Xô và phương Tây, bộ binh Trung Quốc đã thể hiện tinh thần kiên gan và kỹ năng chiến thuật cao trong dịa hình rừng núi. Nhiều lần người Trung Quốc đã vòng qua các cứ điểm của đối phương, hành động vào ban đêm, sử dụng các đơn vị biệt kích, luồn sâu vào tuyến phòng thủ của đối phương và v.v…

Thậm chí xe tăng trên địa hình hoàn toàn không phù hợp nên đã được áp dụng các phương pháp chiến thuật khác nhau. Cao Bằng của Việt Nam bị bao vây bằng đột phá điển hình đối với Chiến tranh thế giới thứ II của các đơn vị xe tăng với sự đổ bộ của bộ binh trên xe bọc thép vào hậu phương Việt Nam. Trên các địa hình chia cắt xe tăng thường hoạt động như xe pháo binh hỗ trợ bộ binh.

Các chuyên gia phương Tây và của chúng ta (LX - ?) đánh giá cao tính kỷ luật và tinh thần chiến đấu của binh lính Trung Quốc, trong đó kể cả những người bị bắt làm tù binh - hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mao vẫn còn tồn tại, chưa bị thay thế bởi tính thực dụng.

Đồng thời các mặt yếu của quân đội Trung Quốc là trang bị kỹ thuật không đầy đủ - giao thông vận tải yếu kém, liên lạc không phát triển và v.v….

Điều ngộ nghĩnh là những mặt mạnh và mặt yếu của quân đội Việt Nam phần lớn tương tự như Trung Quốc…

Trung Quốc chấm dứt các trận đánh vì quân đội Liên Xô nhanh chóng tập trung trên biên giới Trung Quốc. Vào đầu tháng Ba năm 1979, với mục đích gây áp lực đối với Trung Quốc trên các khu vực giáp biên giới phía đông của Liên Xô và Mông Cổ đã tiến hành tập trận - với 200 nghìn binh lính, hơn 2600 xe tăng và 900 máy bay - đã cất cánh theo báo động và triển khai trên chiến trường làm Bắc Kinh căng thẳng…

Và không có gì ngạc nhiên. Tập trận đã bắt đầu từ việc đưa các binh lính Xô Viết và Hạm đội Thái Bình Dương vào tư thế hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu. Đã động viên hơn 52 000 người đăng ký nhập ngũ. Hơn 5000 xe ô tô được huy động từ các đơn vị kinh tế vào quân đội.

Sư đoàn đổ bộ đường không từ thành phố Tula đã được điều đến Chitta trên chiều dài gần 6 nghìn kilomet bằng máy may vận tải quân sự mỗi chuyến mất chỉ hai ngày.

Các trung đoàn không quân được được chuyển từ lãnh thổ Ucraina và Belorus đến các sân bay của Mông Cổ. Tại các khu vực giáp biên giới với Trung Quốc tiến hành hoàn thiện các vấn đề tổ chức phòng thủ, đánh trả sự xâm nhập của đối phương, thực hiện phản công và tổ chức phản công. Tại khu vực Primore tổ chức huấn luyện đổ bộ của hải quân.

Tại vùng biển Nam Hoa và Đông Hoa đã triển khai gần 50 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô.

Tất cả những hoạt động này gây cho Bắc Kinh lo ngại, không thể đùa rằng Liên Xô đã bắt đầu động viên cho chiến tranh và sắp đến có thể tấn công Trung Quốc, nếu quân đội Trung Quốc tiếp tục tấn công đến Hà Nội. Ưu thế quân sự của Không quân Liên Xô đối với QĐGPNDTQ lúc bấy giờ rõ ràng. Theo hồi ức cũ người Trung Quốc có thái độ thành kính đối với nghệ thuật quân sự của các tướng lĩnh Xô Viết. Trong những điều kiện như vậy, Đặng Tiểu Bình tính thận trọng, sau khi tuyên bố chiến thắng Việt Nam, đã vội vàng chấm dứt chiến tranh khi cuộc xung đột vũ trang cục bộ với người láng giềng nhỏ bé phía nam chưa biến thành cuộc chiến tranh lớn với người láng giềng phía bắc vĩ đại (lúc bấy giờ).

Kết quả hai bên - cả người Trung Quốc và cả người Việt Nam đều tuyên bố về thắng lợi. Theo các thông tin của Bộ tổng tham mưu Việt Nam, tổn thất của quân đội Trung Quốc trong thời gian chiến tranh từ ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba năm 1979 là 62 500 người, 280 xe tăng và xe vận tải bọc thép, 115 khẩu pháo và súng cối, 270 xe ô tô.

Cho đến nay những tổn thất thực tế mà Việt Nam và Trung Quốc phải chịu chưa được biết chính xác và còn giữ bí mật. Theo các số liệu bán chính thức, Trung Quốc mất 22000 người bị giết và bị thương. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá những tổn thất cả Việt Nam và Trung Quốc gần bằng nhau - 20 000 người bị chết ở mỗi bên của cuộc chiến tranh.

Ngoài những việc nói trên Đặng Tiểu Bình đang củng cố quyền lực cá nhân của mình bằng cuộc chiến tranh đó, đã giải quyết những vấn đề nội bộ khác nhau của chính quyền Trung Quốc. Nhưng ở đây chúng ta ít nhiều sẽ biết chính xác điều gì đó khi mở kho lưu trữ của ĐCSTQ - và không phải là sự thật rằng điều này sẽ xảy ra trong thế kỷ này…

Trong mắt Đồng chí Đặng Tiểu Bình rõ ràng không có những nét đau khổ bởi những chàng trai phải đổ máu. Đúng nửa thế kỷ trước cuộc chiến tranh Trung-Việt, vào năm 1929 chính tại những vùng miền này ông Đặng đã bắt đầu con đường binh nghiệp của mình là chính ủy của quân đoàn số 7 của Hồng quân công nông Trung Quốc. Sau đó ông đã chiến đấu liên tục 20 năm, chỉ huy các nguyên soái tương lai của QĐGPNDTQ. Về phía chúng ta, sau tấm màn của nhà cải cách kinh tế, đôi khi quên vai trò của nhà quân sự trong cụ già Đặng nhỏ thó… Và thật là vô lý.

Nguồn : Foto-history (nước ngoài)
Bài của Kichbu





* Không thể nào quên

17:33 |
Không thể nào quên những tội ác tày trời của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh xâm lược biên giới Việt Trung bắt đầu từ 17-2-1979, đến nay là đúng 35 năm. Xin mời mọi người nghe bài hát này để thấy lại không khí thời đó:
(Video được đưa lên theo yêu cầu của blogger Dang Sinh).
ÔN LẠI MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG
Các mũi tấn công vào biên giới VN của quân đội Trung Quốc
Dân Việt Nam biểu tình chống TQ gây chiến tranh biên giới
Quyết chống trả bọn giặc Tàu.
Giặc Tàu bắn phá làng mạc giết hại dân lành.
Nhà cửa tan hoang
Đổ nát
Bộ đội hy sinh
Người chết bị vứt xuống hố tập thể.
Phụ nữ bị hãm hại dã man.
Xác chết nằm la liệt.
"Một dân quân Hà Giang tử trận nằm cạnh mộ tập thể 62 người".
Những đứa trẻ vô tội đáng thương.
Đau thương mất mát, chạy loạn (sơ tán).
Cảnh loạn ly tại biên giới trên dòng sông Hồng.
Tránh giặc
Đi sơ tán - chờ tàu xe về xuôi...
Nguồn nhân lực vật lực được khẩn trương tiếp tế cho mật trận.
Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn kiểm tra trận địa.
Dân quân VN bắt hàng binh Trung Quốc.