* Sự tích cực hay của bài ca dao... (Chuyện lịch sử)

23:45 |
Sự tích bài ca dao "Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa”.
Hoa Tầm Xuân
1
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay!


2
“Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
3
“Có lòng xin tạ ơn lòng,
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!”


Chùm thơ này đã có trong dân gian từ lâu; nhiều người tưởng rằng nó là chỉ một bài ca dao thuần túy; mà đã là ca dao thì không biết ai là tác giả. Gọi nó là chùm thơ vì đây không phải là một bài mà là ba bài hợp lại, gieo theo thể liên vận, gắn với “Giai thoại Đào Duy Từ”.
Truyện kể rằng: “Năm Đinh Mão (1627), chúa Trịnh Đàng Ngoài muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong phải thần phục, bèn cử đoàn sứ giả mang sắc vua Lê vào phong cho Sãi Vương (chúa Nguyễn Phúc Nguyên) và đòi Sãi Vương phải cho con vào chầu, đồng thời phải nộp 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền làm lễ vật cống nạp nhà Minh. Chúa Sãi không chịu, nhưng bề ngoài chưa biết xử trí ra sao, bèn hội họp triều thần hỏi mưu kế. Lộc Khê hầu Đào Duy Từ khuyên chúa Sãi bước đầu cứ nhận sắc phong, rồi sau sẽ tìm kế đối phó.
Ba năm sau, thấy thời cơ thuận lợi, bấy giờ Lộc Khê hầu mới bàn với Sãi Vương, sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc vua Lê phong kèm với một tờ giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa, rồi hàn kín lại. Trên mâm cho bày nhiều lễ vật hậu hĩnh, rồi cử Lại Văn Khuông làm sứ giả mang ra Thăng Long (Hà Nội này nay), tạ ơn vua Lê và chúa Trịnh.
Nhờ có chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối rất trôi chảy. Chúa Trịnh hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn sứ giả đi thăm kinh thành, để chờ Chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang của Đào Duy Từ trao cho từ trước. Đọc xong, Khuông cùng cả phái đoàn lẻn trốn về Nam. Thấy phái đoàn sứ giả đột ngột trốn về, chúa Trịnh sinh nghi, bèn cho người đập vỡ mâm lễ, lại thấy tờ sắc phong khi trước, và 1 tờ giấy viết bốn câu thơ chữ Hán sau:

“Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.”


Cả triều đình không ai hiểu ý nghĩa bài thơ, cuối cùng Trịnh Tráng phải cho mời một nhà nho thông thái uyên bác tới giải nghĩa. Đọc xong, nhà nho giải thích rằng:
Mâu nhi vô dịch nghĩa là chữ Mâu không có dấu phẩy là chữ ;
Mịch phi kiến tích nghĩa là chữ Mịch bỏ bớt chữ Kiến còn lại là chữ Bất;
Ái lạc tâm trường nghĩa là chữ Ái để mất (lạc) chữ Tâm thì thành chữ Thụ;
và Lực lai tương địch nghĩa là chữ Lực đối địch (tương địch) với chữ Lai là chữ Sắc.

Vậy, gộp cả bốn chữ mới lại thành câu:
“DƯ BẤT THỤ SẮC,” nghĩa là “Ta không nhận sắc phong.”

Nghe xong, Trịnh Tráng vội thét lính đuổi bắt Lại Văn Khuông, nhưng lúc đó Khuông cùng cả phái đoàn đã cao chạy xa bay rồi.
Trịnh Tráng muốn ra quân đánh chúa Nguyễn nhưng gặp lúc Cao Bằng và Hải Dương đều có giặc giã nổi lên, đành phải hoãn lại.
Trịnh Tráng cho người dò la biết được việc Sãi Vương không nhận sắc phong đều do một tay Lộc Khê Đào Duy Từ bày đặt ra cả. Chúa Trịnh tính kế làm sao để lôi kéo Lộc Khê bỏ chúa Nguyễn (Đàng Trong) về với triều đình vua Lê và chúa Trịnh (Đàng Ngoài).
Chúa Trịnh lập mưu, sai người mang nhiều vàng bạc bí mật vào biếu Đào Duy Từ, kèm một bức thư riêng với bốn câu thơ:
1
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay!”.

Lời thơ nói đến chuyện anh (chúa Trịnh) và em (Đào Duy Từ) thuở nhỏ, trèo cây hái hoa bưởi, bước xuống vườn cà hái nụ hoa tầm xuân. Ý thơ trong như ngọc, là lời nhắn nghĩa tình, nhắc ông rằng tổ tiên, quê quán vốn ở Đàng Ngoài. Nếu trở về sẽ được triều đình trọng dụng còn nếu không thì ngầm ý đe dọa.
Người ta đồn rằng Đào Duy Từ đã xây mộ cho cha mẹ tại Bình Định để tránh bị Đàng Ngoài khống chế theo cách làm của Gia Cát Lượng đón mẹ của Khương Duy vào Hán Trung thuở xưa. Vì thế Đào Duy Từ không sợ hãi chúa Trịnh trả thù; và ông đã trả lại quà tặng và viết bài thơ phúc đáp chúa Trịnh như sau:
2
“Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”


Chúa Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào, nhưng thấy bài thơ chưa có câu kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn nuôi hy vọng, bèn cho người đem lễ vật nhiều hơn, và mang theo lá thư của chúa Trịnh vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.
Lần này, ông mới viết nốt hai câu kết gửi ra, để trả lời dứt khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như sau:
3
“Có lòng xin tạ ơn lòng,
Đừng đi lại nữa mà chồng (*) em ghen!”

(*) Chồng, có ý nói là chúa Nguyễn.
Từ đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời…”

(Nguồn: My Opera/Danh nhân story)


Vài điều nói thêm về Đào Duy Từ

Đào Duy Từ (1572- 1634) sinh tại tỉnh Thanh Hóa. Ông rất thông minh nhưng ông không đươc dự thi vì cha ông làm nghề ca hát. Ông giận chúa Trịnh đối xử bất công cho nên ông bỏ vào Nam (dưới sự cai trị của chúa Nguyễn)
Đào Duy Từ vào Nam, sống bằng nghề chăn trâu thuê cho một nhà giàu ở Bình Định. Chủ nhà là người ham mê văn học, đã phát hiện ra Đào Duy Từ là người có tài, nên đã tiến cử Đào Duy Từ cho quan Khám lý Trần Đức Hòa. Vì mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã gả con gái cho, đồng thời tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ với Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho ông làm Nha Úy Nội Tán.
Trong chín năm, từ 1625 đến 1634, Đào Duy Từ đã giúp chúa Nguyễn xây dựng và mở mang bờ cõi về phương nam vì ông có tài cả về chính trị, kinh tế, quân sự, và văn chương thơ phú nữa.
Trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn, ông đã xây một chiến lũy để ngăn ngừa quân Trịnh. Chiến lũy này chạy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Người dân gọi chiến lũy này là Lũy Thầy (tức là lũy do Thầy Đào Duy Từ xây dựng).
Phong Châu ( sưu tầm)

* Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh - một hay hai người?

02:16 |
Một nghi án lịch sử
                                                                                   Trần Bình Nam
 
Ngày 14/1/2013 trang điện tử Thông Luận đăng một tài liệu nhan đề: “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013. Trang điện tử Đối Thoại đăng ngày 16/2/2013.

Đọc qua cuốn sách dịch người ta tưởng là chuyện dã sử nói chơi lúc trà dư tửu hậu. Nhưng đọc kỹ thì không phải vậy. Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu xác thực và kết luận một cách có tính khoa học. Danh nhân lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của phong trào Cộng sản quốc tế được biết dưới tên Nguyễn Ái Quốc và sau đó là Hồ Chí Minh vốn được xem là một người thật ra là hai người khác nhau. Theo ông Hồ Tuấn Hùng sự thật lịch sử là:

Ông Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng sản Việt Nam xem là “cha già dân tộc” là một người Tàu sinh năm 1901 thuộc sắc tộc Khách Gia sinh tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan. Trái lại, người có tên Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam sinh năm 1890 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911 ông trốn ra nước ngoài tìm đường chống ách thực dân Pháp. Đến Pháp ông theo phong trào Cộng sản quốc tế và được Quốc tế Cộng sản phái về hoạt động cho phong trào Cộng sản quốc tế tại Trung quốc và đã chết vì bệnh lao năm 1932 tại Trung quốc hoặc tại một địa danh nào đó giữa Trung quốc và Liên xô.

Sự thật ở đâu?

Nghi án lịch sử này bắt đầu với phong trào Cộng sản tại Nga. Năm 1917 cuộc cách mạng Bôn Sê Vích (Bolshevik) tại Nga thành công. Mạc Tư Khoa trở thành trung tâm lãnh đạo các đảng Cộng sản tại Âu châu và là trung tâm thu hút các phong trào xã hội cấp tiến trên thế giới, như phong trào chống phong kiến tại Trung quốc và phong trào chống thuộc địa tại Đông Dương, Miến Điện, Mã Lai …. Trung Quốc có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông, Việt Nam có Nguyễn Ái Quốc, Miến Điện có ông Aung San (thân sinh của bà Aung San Suu Kyi).

Đảng Cộng sản Nga thấy được sự quan trọng của mình cho thành lập Quốc tế Cộng sản (The Communist International – Cominterm) để lãnh đạo phong trào Cộng sản trên toàn thế giới, nhất là Á châu. Các phong trào có tính quốc gia như Trung Quốc chống phong kiến, Việt Nam chống thực dân Pháp và Miến Điện chống thực dân Anh dần dà đều đặt mình dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản để có: (1) một chủ thuyết hành động, và (2) được hỗ trợ tài chánh.

Nguyễn Tất Thành từ Việt Nam đến Paris năm 1911 bằng nghề phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trevil, theo tàu đến Marseille, Tây phi, Bắc Mỹ, Anh quốc, mãi đến năm 1917 ông mới định cư tại Paris. Ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và tích cực hoạt động chống ách đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Tại đây Nguyễn Ái Quốc làm quen với hai nhà hoạt động cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Lúc đầu ông là thành viên của đảng Xã hội Pháp. Sau đó, năm 1920 ông gia nhập đảng Cộng sản Pháp. Ông bị cảnh sát Pháp phối hợp với mật thám tại Đông Dương theo dõi rất kỹ. Giữa năm 1923 đảng Cộng sản Pháp gởi ông đi Nga học chủ thuyết Mác Xít tại Đại học Lao động Phương đông chuẩn bị làm đặc phái viên cho Quốc tế Cộng sản tại Á châu.

Giữa năm 1924 ông được tham gia Hội nghị V của Quốc tế Cộng sản triệu tập tại Mạc Tư Khoa và cuối năm ông được gởi về Quảng Châu (Canton), Trung quốc để làm việc với các đại diện Cộng sản Á châu gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Loan. Nguyễn Ái Quốc phụ tá cho Michael Borodin, ủy viên lãnh đạo phân bộ Quốc tế Cộng sản Á châu. Tại đây, năm 1925 Nguyễn Ái Quốc tập họp một số thanh niên từ Việt Nam trốn qua thành lập “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản.

Tháng 10 năm 1926 ông kết hôn với bà Tăng Tuyết Minh do sự giới thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) lúc đó đang hoạt động trong Hội Phụ nữ Quảng Châu. Đám cưới có sự hiện diện của Borodin.
Thời kỳ này Quốc Dân Đảng của bác sĩ Tôn Dật Tiên và đảng Cộng sản Trung quốc hợp tác với nhau (theo sách lược của Quốc tế Cộng sản) nên Nguyễn Ái Quốc sống và làm việc thoải mái tại Quảng Châu. Nhưng đến tháng 4/1927 liên minh Quốc Dân Đảng và Cộng sản tan vỡ, Nguyễn Ái Quốc bị lùng bắt bỏ vợ chạy trốn về Mạc Tư Khoa chờ lệnh và mất liên lạc với bà Tăng Tuyết Minh từ đó. Tại Mạc Tư Khoa ông được Quốc tế Cộng sản gởi trở lại Paris và du hành công tác tại một số nước Âu châu như Thụy Sĩ, Bĩ, Ý … Cuối năm 1928 từ Ý Nguyễn Ái Quốc đi tàu thủy trở lại Á châu đến Bangkok tổ chức và vận động Việt Kiều Thái Lan tham gia phong trào Cộng sản. Tại đây ông bị bệnh lao phổi phải ở lại để chữa trị, đến đầu năm 1930 ông mới trở về Quảng châu do nhu cầu kéo các phe nhóm cộng sản Đông Dương gồm Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn đang bất hòa lại với nhau.

Qua nhiều buổi họp dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, ngày 3/2/1930 bảy đại biểu của 3 khuynh hướng đồng ý thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (sau theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Trong số 7 nhân vật thành lập đảng ngoài Nguyễn Ái Quốc có Hồ Tập Chương thuộc đảng Cộng sản Trung quốc và cũng là thành viên của Quốc tế Cộng sản. Hồ Tập Chương là nhân vật dính liền với cuộc đời của Nguyễn Á Quốc sau này.

Năm 1931 Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại biểu Quốc tế Cộng sản trụ sở đặt tại Hương Cảng, phụ trách Cục Nam Dương. Thời gian này chính quyền Anh tại Hương Cảng bắt đầu hợp tác với Pháp làm khó dễ những nhà cách mạng Việt Nam, và cục Quốc tế Cộng sản Viễn Đông bị theo dõi.

Tại Việt Nam Pháp ghép Nguyễn Ái Quốc vào tội phá họai trị an tuyên án tử hình vắng mặt và yêu cầu chính quyền Anh dẫn độ. Ngày 6/6/1931 Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt. Quốc tế Cộng sản thuê luật sư Frank Loseby một luật sư người Anh hành nghề tại Hương Cảng bênh vực cho ông. Tòa Hương Cảng trục xuất Nguyễn Ái Quốc đi Singapore. Nhưng Singapore không nhận, ông phải trở lại Hương Cảng và bị kết tội nhập cảnh trái phép.

Luật sư Loseby đưa vụ kiện lên tòa cao ở Luân Đôn. Tòa Luân Đôn phán quyết phóng thích và trục xuất ông ra khỏi Hương Cảng đi đâu tùy ý. Luật sư Loseby giúp ông đi Thượng Hải để ông tìm đường đi Mạc Tư Khoa trị bệnh. Nhưng giữa đường, khoảng mùa Thu năm 1932 hay đầu năm 1933 Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao tại một địa danh nào đó trên đường đi.

Sự việc Nguyễn Ái Quốc qua đời được nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa ghi nhận. Họ cử hành một lễ truy điệu và một phái viên Quốc tế Cộng sản có đến thăm hỏi chia buồn.

Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thấy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và họ đã từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc.

Hồ Tập Chương sinh ngày 11/10/1901 tại Đài Loan thời kỳ Nhật chiếm đóng. Theo chương trình của Nhật ông học chữ Nhật và chữ Hán. Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp Đại Học Công Nghiệp Đài Loan và mở tiệm bán thuốc Đông Y, dùng thì giờ còn lại kết hợp bạn bè, nghiên cứu chủ nghĩa Cộng sản chống ách cai trị của Nhật .

Năm 1926 ông lập gia đình với bà Lâm Quế, năm 1929 có con gái đầu lòng là Hồ Tố Mai. Sau đó ông trốn đi Thượng Hải gia nhập Đảng Cộng sản Trung quốc và trở thành một ủy viên của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1931 (hay đầu năm 1932) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng Châu. Sau khi được trả tự do ông được điều về hoạt động tại biên giới Việt Trung và Thái Lan.

Năm 1933 Quốc tế Cộng sản gọi Hồ Tập Chương về Mạc Tư Khoa điều tra về một công tác bị nghi ngờ trong năm 1930. Ban điều tra gồm 3 người: Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và Khang Sinh. Khang Sinh cũng là đảng viên đảng Cộng sản Trung quốc phụ trách mật vụ. Bà Vera Vasilieva đã bênh vực Hồ Tập Chương và ông khỏi bị án tử hình.


Trong quá trình điều tra, bà Vasilieva thấy quá khứ của Hồ Tập Chương khá giống với quá khứ của Nguyễn Ái Quốc và lại là người cùng với Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng Cộng sản Đông Dương nên nảy ra sáng kiến và đề nghị với Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc. Cũng có giả thuyết rằng Quốc tế Cộng sản đã có kế hoạch thay thế rồi và việc gọi Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa điều tra là một phần của kế hoạch thay thế.

Một chương trình 2 điểm được thực hiện: (1) huấn luyện Hồ Tập Chương để thay thế nhân thân Nguyễn Ái Quốc. Chương trình huấn luyện này kéo dài 5 năm từ 1933 đến 1938 tại trường Đại Học Lenin chuyên nghiên cứu vấn đề dân tộc và chủ nghĩa thực dân thuộc chuyên ngành của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời học những tập quán thói quen của Nguyễn Ái Quốc, và các ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc thông thạo như Việt ngữ, Pháp và Anh Ngữ. (2) Ngụy tạo sự việc để che dấu cái chết của Nguyễn Ái Quốc cho rằng cái tin chết trước đây chỉ là cái cớ để Nguyễn Ái Quốc dễ trốn tránh.

Thời gian này Hồ Tập Chương không được liên lạc với gia đình và thân nhân ở Đài Loan nghĩ rằng ông đã chết. Năm 1938 sau khi chương trình huấn luyện hoàn tất, Hồ Tập Chương mang bí danh Hồ Quang được gởi về Trung quốc hoạt động dưới danh phận Nguyễn Ái Quốc tái sinh.

Lúc này lực lượng của Mao Trạch Đông sau cuộc Vạn lý Trường chinh (1934-1935) thành công, đã an toàn ở Diên An và Mao Trạch Đông không muốn bị ràng buộc chặt chẽ với Quốc tế cộng sản như trước. Đó là lý do tại sao Hồ Quang thay vì đi thẳng về Quảng Tây để chuẩn bị cho công tác Đông Dương lại được Quốc tế Cộng sản gởi về Diên An để (theo một giả thuyết) truyền lệnh của Quốc tế cộng sản và trao đổi chương trình hoạt động. Theo quan điểm của Quốc tế cộng sản nhu cầu liên minh với Quốc Dân Đảng để chống Nhật vẫn còn là một nhu cầu cấp thiết.

Việc Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc phục vụ cho quyền lợi của Quốc tế Cộng sản, cho đảng Cộng sản Trung quốc và cho đảng Cộng sản Việt Nam nên các tổ chức đều chọn thái độ im lặng. Quốc tế Cộng sản có một cán bộ uy tín dưới lốt Nguyễn Ái Quốc để phát triển chủ nghĩa Cộng sản tại Á châu và Đông Nam Á. Trung Quốc có người của mình trong đảng Cộng sản Việt Nam. Còn đảng Cộng sản Việt Nam thì có người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp lúc này đang là lúc thuận lợi hơn lúc nào hết do Mặt Trận Bình Dân đang cầm quyền tại Pháp (1936- 1938).

Đến Diên An, Hồ Quang trao mật lệnh của Quốc tế Cộng sản cho Mao Trạch Đông là cần tiếp tục hợp tác với Tưởng giới Thạch trong một mặt trận chống Nhật Bản. Sau đó đảng cộng sản Trung quốc đưa Hồ Quang về Quảng Tây.

Về Quế Lâm, Hồ Quang làm việc cho Bát lộ quân dưới quyền của tướng Lý Khắc Nông chuẩn bị cho công tác Đông Dương. Thời gian này Hồ Quang theo học khóa đào tạo cán bộ du kích chiến của Mao Trạch Đông và hoàn tất trong năm 1939.

Tháng 2/1940 Hồ Quang đi Côn Minh và qua đảng Cộng sản Trung quốc đã liên lạc được với Đảng bộ hải ngoại vừa được thành lập của đảng Cộng sản Đông Dương. Giữa năm 1940 khi gặp một số cán bộ từ Việt Nam mới qua trong đó có Võ Nguyên Giáp (rời nước tháng 5/1940) Hồ Quang được giới thiệu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm mọi người rất phấn khởi vì đã gặp được lãnh tụ! Hồ Quang định gởi Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan lên Diên An học tập chủ thuyết Cộng sản và chương trình kháng Nhật, một chương trình do Khang Sinh phụ trách.

Trong khi chờ đợi thì tình hình Âu châu biến chuyển. Tháng 6/1940 Đức quốc xã chiếm Paris. Toàn quyền Decoux tại Đông Dương đặt mình dưới quyền của chính phủ Vichy do Thống chế Pétain lãnh đạo hợp tác với Đức. Nhật vốn liên minh với Đức nên buộc lòng Decoux phải để cho quân đội Nhật vào Đông Dương.

Hồ Quang thấy tình hình thuận lợi vì Pháp đã núng thế nên hủy bỏ việc gởi Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đi học và chuyển toàn bộ nhân sự và phương tiện về sát biên giới chuẩn bị lập chiến khu trong nước, đồng thời tháng 12/1940 Hồ Quang thành lập một ngoại vi của đảng hoạt động công khai gọi là “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, gọi tắt là Việt Minh để quy tụ quần chúng chuẩn bị phát động du kích chiến vừa chống thực dân Pháp vừa chống phát xít Nhật.

Tháng 2 năm 1941 Hồ Quang chính thức trở về Việt Nam sống tại hang Pắc Bó, một hang núi nằm phía bắc cách thành phố Cao Bằng 55 km gần biên giới Trung quốc. Tháng 5, Hồ Quang triệu tập Hội nghị VIII Đảng Cộng sản Đông Dương ra quyết nghị thành lập và phát triển căn cứ địa du kích, chung quyết sự thành lập “Mặt trận Việt Minh” và do đề nghị của Hồ Quang bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư Đảng. Mặt Trận “Việt Minh” thông qua Cương Lĩnh quy định mục tiêu lật đổ thực dân Pháp và phát xít Nhật, thành lập Chính phủ cách mạng của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.

Tháng 8/1942 Hồ Quang rời Pắc Bó đi Trùng Khánh để gặp Chu Ân Lai. Đế tránh sự theo dõi của Quốc Dân Đảng, Hồ Quang đóng vai Hoa kiều, lấy tên là Hồ Chí Minh, ký giả của báo Tân Văn. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc dùng danh xưng Hồ Chí Minh trong giấy tờ.

Trên đường Hồ Chí Minh bị Quốc Dân Đảng nghi là gián điệp, bắt và đưa về Quảng Tây. Nhờ có cuộc vận động rộng lớn của Chu Ân Lai với sự yểm trợ của các hãng thông tấn quốc tế bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng, tháng 9/1943 Hồ Chí Minh được trả tự do.

Trong 14 tháng bị giam giữ ông Hồ Chí Minh đã trải qua 18 nhà tù trong 13 huyện tại tỉnh Quảng Tây. Thời gian này Hồ Chí Minh viết “Ngục Trung thư” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán.
Sau khi được trả tự do, Hồ Chí Minh tạm trú tại Trung quốc dưới sự bảo hộ của tướng Trương Phát Khuê, một danh tướng của Trung hoa Dân quốc. Mãi đến tháng 8/1944 ông mới trở về Cao Bằng.

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí nhanh chân chiếm chính quyền ngày 19/8 trước khi quân đội đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình Hồ Chí Minh, được toàn dân và thế giới tưởng là người thanh niên Nguyễn Ái Quốc năm xưa, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Cuộc đời hai người làm một của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) là một phát hiện lịch sử ly kỳ. Nhưng nếu nhìn dưới lăng kính thế giới, đặc biệt là lịch sử phát triển của chủ nghĩa cộng sản và phong trào xã hội chống phong kiến và thực dân tại Á châu thì không có gì ly kỳ.

Lịch sử Âu châu cho chúng ta nhiều tiền lệ. Hôn nhân giữa con cái vua chúa nước này với vua chúa nước khác đưa đến việc người nước này làm vua nước kia không phải là chuyện hiếm. Người dân Âu châu không xem đó là chuyện lạ. Tại Á châu, Quốc tế Cộng sản lãnh đạo phong trào xã hội và chống đế quốc, việc dùng cán bộ người nước này lãnh đạo phong trào đấu tranh của nước khác cũng chỉ là một cách sắp xếp công việc của một tổ chức cách mạng quốc tế. Nguyễn Ái Quốc (người Việt Nam) chết, Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương (người Tàu) thay Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ là nhu cầu phát triển chủ nghĩa.

Lịch sử sẽ đi qua không ai quan tâm nếu Hồ Chí Minh không nổi bật trong lịch sử thế giới với sự thắng trận tại Điện biên Phủ chấm dứt chế độ cai trị của Pháp tại Đông Dương và nhất là vai trò của ông trong cuộc chiến tranh 1954-1975 thắng Hoa Kỳ và thống nhất Việt Nam dưới chế độ Cộng sản.

Còn nữa, mối quan hệ đặc biệt gữa Trung quốc và Việt Nam trong suốt hai ngàn năm lịch sử, qua đó Việt Nam liên tục đấu tranh để giữ gìn bản thể và nền độc lập của mình, và hiện nay mối quan hệ càng tế nhị hơn nữa khi Trung quốc đang dần trở thành một siêu cường tranh chấp ảnh hưỏng quốc tế với Hoa Kỳ trên một địa lý Việt Nam đang nằm ở giữa làm cho nghi án “một người Hoa dưới lốt một người Việt” từng lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Việt Nam và được đảng Cộng sản Việt Nam tôn vinh là “cha già dân tộc” trở thành hết sức cấn cái .

Các biến chuyển lịch sử tại Việt Nam trong thế kỷ 20 làm cho Hồ Chí Minh trở thành một đối tượng lý thú đối với các sử gia cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới. Và các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều vấp phải một điều là: lịch sử của người thanh niên tên là Nguyễn Tất Thành, người Nghệ an, sinh năm 1890, năm 21 tuổi xuống tàu đi Pháp tìm đường chống Pháp giành độc lập, tham gia phong trào Cộng sản quốc tế, lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành chủ tịch Hồ Chí Minh, mất ngày 2/9/1969, sáu năm trước khi các đồng chí của ông hoàn tất cuộc cách mạng vô sản thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản không phải là một lịch sử đơn giản.

Có quá nhiều nghi vấn.

Năm 2000, giáo sư William J. Duiker người Mỹ xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: A life”(Hồ Chí Minh: Một cuộc đời). Năm 2003 bà Sophie Quinn-Judge, người Anh xuất bản cuốn “Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” (Hồ Chí Minh: Những năm tháng 1919-1941 không có dữ liệu). Cả hai đều đồng ý rằng: cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh có quá nhiều bóng mờ chưa thể soi sáng được. Bóng mờ phủ lên trên quá trình đấu tranh của ông, bóng mờ trên tình duyên, bóng mờ trên các sáng tác, bóng mờ trong quan hệ đối với gia đình …

Có thể bà Quinn-Judge có mối hoài nghi Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người. Nhưng vốn cẩn trọng bà không thể kết luận gì khi chưa có dữ kiện chắc chắn trong tay. Bà đã lặn lội đến Mạc Tư Khoa lục lọi kho tài liệu của Quốc tế Cộng sản được giải mật sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ để tìm biết quan hệ thật sự giữa Quốc tế Cộng sản và Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Ái Quốc đã làm gì tại Nga trong những năm tháng ở đó: 1924-1925 và 1933-1938. Bà cho biết hồ sơ của Quốc tế Cộng sản chỉ được giải mật một phần nên bà không tìm được câu trả lời điều bà muốn truy cứu. Tại Aix-en-Provence, miền nam nước Pháp, nơi lưu trữ hồ sơ thuộc địa của Pháp bà tìm thấy nhiều tài liệu ghi tin tức nghi ngờ liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc năm 1932, nhưng cảnh sát Pháp không quả quyết. Và Pháp vẫn để mở vấn đề Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh mà không có một kết luận dứt khoát.

Trong ba nơi tồn trữ hồ sơ về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh thì ngoài Liên bang Xô viết, có lẽ hồ sơ của đảng Cộng sản Trung quốc là đầy đủ nhất. Nhưng Trung quốc chưa mở hồ sơ.

Riêng Việt Nam thì vụ Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh là một điều hoàn toàn bí ẩn. Chẳng những không được lưu trữ mà còn có nỗ lực xóa dấu vết lịch sử như cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Lan đăng tải trên 88 số Nhân Dân Nhật báo (từ số 2006 đến số 2094) trong năm 1961.Nếu có một số đồng chí của ông Hồ Chí Minh biết thì họ cũng đã lần lượt qua đời.

Các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh nhìn đâu cũng thấy bóng mờ vì cho đến đầu thế kỷ 21 không có dữ kiện gì để họ nghi ngờ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người. Nhưng nếu giả thuyết đó là hai nhân vật khác nhau đóng chung một tuồng thì cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh không còn có bóng mờ, không có gì là bí hiểm. Tài liệu “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan, Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 như đã giới thiệu trên đã giúp giải mã một số bí ẩn về Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh:
.Cuộc tình giữa Nguyễn Ái Quốc và Tăng Tuyết Minh

Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc từ Mạc Tư Khoa về hoạt động tại Quảng Châu làm việc cho Michael Borodin, ủy viên Quốc tế Cộng sản phụ trách Á châu. Không khí Quảng Châu thập niên 1920 là một không khí cách mạng trong phong trào Tôn Dật Tiên và phong trào Cộng sản quốc tế. Tăng Tuyết minh là một phụ nữ Trung quốc trẻ tuổi cấp tiến gần gũi với các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) và Thái Sướng (vợ một đồng chí của Chu Ân Lai) trong hội “Phụ nữ” do Cộng sản tổ chức. Nguyễn Ái Quốc thường lui tới hội này và quen biết với Tăng Tuyết Minh. Do sự giới thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu, năm 1926 Nguyễn Ái Quốc (36 tuổi) kết hôn với Tăng Tuyết Minh (21 tuổi) và được tạm trú trong căn gác nhà của Borodin.

Đầu tháng 4/1927 sự hợp tác Quốc-Cộng đầu tiên tan vỡ. Bị lùng bắt Nguyễn Ái Quốc bỏ Quảng Châu cùng phái đoàn Quốc tế Cộng sản chạy trốn lên Thượng Hải rồi sau đó đi Mạc Tư Khoa. Bà Tăng Tuyết Minh mang thai nhưng theo lời khuyên của mẹ phá thai để tránh liên hệ với Nguyễn Ái Quốc trong không khí khủng bố và thanh trừng các thành phần Cộng sản của Tưởng Giới Thạch. Từ đó không có quan hệ giữa hai người và mối tình ngắn ngủi giữa hai người xem như chấm dứt. Năm 1931 Nguyễn Ái Quốc chết bà Tăng Tuyết Minh không hề hay biết, bà vẫn chung thủy ở vậy suốt đời và qua đời năm 1991.

Năm 1949 Mao chiếm lục địa. Ngày 19/5/1950 bà Tăng Tuyết Minh đọc báo thấy Chủ tịch Mao Trạch Đông chúc mừng sinh nhật thứ 60 của Hồ Chí Minh/Nguyễn Ái Quốc (lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) tưởng rằng chồng cũ của mình còn sống. Bà tìm cách hỏi đại sứ Hoàng Văn Hoan tại tòa đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh và chính quyền Trung quốc để xin liên lạc với chồng nhưng cả hai nơi đều im lặng. Lý do đơn giản là Hoàng Văn Hoan và chính quyền Trung quốc đều biết Hồ Chí Minh ở Việt Bắc không phải là Nguyễn Ái Quốc, chồng cũ của bà.

Năm 1956 sau Hiệp Định Geneve, Hồ Chí Minh trở về Hà nội. Tại Quảng Châu có phong trào “đại minh, đại phóng” phong trào phụ nữ Quảng châu đặt vấn đề “trinh tiết” của bà Tăng Tuyết Minh. Lời khai của bà tăng Tuyết Minh không thuyết phục. Chính quyền Quảng Châu gởi văn thư lên Hội phụ nữ (lúc đó do bà Thái Sướng làm Chủ tịch) hỏi ý kiến. Bà Thái Sướng gởi văn thư giải thích sự việc và yêu cầu ỉm việc này vì quan hệ tế nhị giữa hai nước Việt – Trung.
Về phần Hồ Chí Minh, ông chưa một lần thắc mắc về sự sống chết của Tăng Tuyết Minh. Người ta bảo ông vô tình. Nhưng ông không vô tình. Ông mang lốt Nguyễn Ái Quốc, nhưng ông biết ông không phải là người chồng xưa của Tăng Tuyết Minh.

Quan hệ tình ái giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn thị Minh Khai

Chạy trốn Quốc Dân Đảng về đến Mạc Tư Khoa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc được gởi đi công tác tại một số nước Âu châu và Thái Lan. Năm 1930 Nguyễn Ái Quốc trở về Hương Cảng dàn xếp sự bất hòa giữa các khuynh hướng Cộng sản Việt Nam, và thành lập đảng Cộng sản Đông Dương ngày 2/3/1930. Từ đó đến đầu năm 1931 Nguyễn Ái Quốc làm việc tại Hương Cảng với bí danh P.C. Lin và gặp Nguyễn Thị Minh Khai. Quan hệ tình cảm phát triển và hai người (theo một giả thuyết) đã sống với nhau như vợ chồng với sự đồng ý ngầm của các đồng chí. Tháng 4/1932 Minh Khai bị cảnh sát Hương Cảng bắt, và 2 tháng sau Nguyễn Ái Quốc cũng bị bắt nốt. Nguyễn Ái Quốc sau đó bị tòa án Luân Đôn trục xuất ra khỏi Hương Cảng. Ông chết vì bệnh lao trên đường đi Mạc Tư Khoa. Riêng bà Minh Khai bị giam 3 năm cho đến năm 1935 mới được trả tự do. Với quan hệ giữa bà và Nguyễn Ái Quốc hai nhân vật quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam, việc bà biết Nguyễn Ái Quốc chết có thể xem là một việc đương nhiên.

Năm 1935 bà cùng hai Ủy viên khác của đảng Cộng sản Đông Dương là Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Nộn đi Mạc Tư Khoa tham dự hội nghị Quốc tế Cộng sản lần thứ 7. Lúc đó tại Mạc Tư Khoa, Hồ Tập Chương với chức danh Bí thư của Cục Viễn Đông Quốc tế Cộng sản đang học tập để chuẩn bị đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Hồ Tập Chương được giới thiệu với bí danh P.C.Lin và tham dự Hội nghị VII với tư cách quan sát viên. Trong hồ sơ tham dự đại hội VII bà Minh Khai khai đã có chồng là P.C. Lin. Dù có một P.C. Lin tại đại hội, nhưng Minh Khai biết không phải là chồng của mình. Bà phát triển tình cảm với Lê Hồng Phong và làm lễ cưới nhau tại Mạc Tư Khoa trước mắt P.C. Lin (Hồ Tập Chương) là một việc tự nhiên. Dư luận thắc mắc về hôn nhân giữa Lê Hồng Phong và Minh Khai cho rằng Nguyễn Ái Quốc từng yêu bà Minh Khai là cướp vợ của bạn, và Nguyễn Thị Minh Khai không chung thủy vì thành hôn với Lê Hồng Phong với sự hiện diện của P.C. Lin. Và mối tình tay ba này không thể giải thích được nếu P.C. Lin ở Mạc Tư Khoa năm 1935 không phải là Hồ Tập Chương mà là Nguyễn Ái Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm họ hàng ở Nghệ An

Năm 1945 khi Hồ Chí Minh (được thế giới xem là Nguyễn Ái Quốc) tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội thì người anh Nguyễn Sinh Khiêm và bà chị ruột là Nguyễn Thị Thanh có ra Hà Nội thăm. Nhưng hình như đảng Cộng sản lấy lý do “Bác” còn việc nước đa sự không tiện gặp. Và đã không có một ghi chép hay một hình ảnh nào còn lưu lại về cuộc thăm viếng này. Điều này dễ hiểu vì Hồ Chí Minh không thể gặp ông Khiêm và bà Thanh mà không lộ hình tích.
Mãi đến tháng 6/1957 sau khi song thân Nguyễn Ái Quốc đã chết, người anh và người chị đều đã qua đời (ông Khiêm năm 1950, bà Thanh năm 1954) ông Hồ Chí Minh mới về Nam Đàn thăm bà con. Lúc nầy trong gia tộc chỉ còn những người còn quá nhỏ khi ông bỏ nước ra đi để có thể phân biệt Nguyễn Tất Thành và “bác” Hồ Chí Minh.

Về tài liệu gọi là loạt bài “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Lan

Trần Lan theo dư luận cũng chính là Hồ Chí Minh. Tài liệu này đăng trên nhiều số Nhật Báo Nhân Dân trong năm 1961 nói về cuộc đời làm cách mạng của mình từ khi bỏ nước ra đi năm 1911 làm dư luận rất ngạc nhiên. Ông Hồ Chí Minh lúc đó đã nổi tiếng toàn thế giới, ông không có nhu cầu mang tên một người khác để viết báo ca tụng mình.

Hơn nữa tài liệu đó cũng không ca tụng gì Hồ Chí Minh nhiều, mà chỉ ghi lại câu chuyện “Bác” kể lại cho đoàn tùy tùng tháp tùng ông từ Phủ Chủ tịch ở Tuyên Quang vượt rừng vượt núi đi quan sát chiến dịch biên giới năm 1950 với mục đích chứng minh “Bác” và Nguyễn Ái Quốc là một người. Nhưng một số chi tiết trong câu chuyện lại vô tình chứng minh “bác” không thể là Nguyễn Ái Quốc

“Bác” kể lại chuyện bác là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc đi Pháp hoạt động như thế nào một cách liên tục cho đến năm 1950 lúc bác đang đi chiến dịch biên giới. Nhưng trong câu chuyện người thuật chuyện là Trần Lan không nói trong thời gian 1933 đến 1938 bác làm gì ở Mạc tư Khoa. Thời gian tế nhị này không có gì để nói vì Nguyễn Ái Quốc vừa chết và Quốc tế Cộng sản đang cải tạo Hồ Tập Chương đóng vai Nguyễn Ái Quốc. Dùng người khác thay mình thuật chuyện ông Hồ có ẩn ý nói ông có kể nhưng (có thể) người thuật chuyện không ghi lại thôi.

Một nơi khác trong tài liệu “Vừa đi vừa kể chuyện” ông Hồ Chí Minh nói năm 1942 khi từ Việt Bắc đi Trung quốc ông bị bắt. Ông kể ông đã lợi dụng sự tiếp xúc với tù nhân để học tiếng Quan thoại. Thế nhưng dấu đầu lòi đuôi, trong thời gian 14 tháng ở tù ông đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán mà chỉ những người tinh thông chữ Hán mới làm nổi.

Về tập “Ngục Trung Nhật Ký”

Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm ầm ĩ tập thơ ‘Ngục Trung Nhật Ký’” còn gọi là “Nhật ký trong tù” gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ông Hồ Chí Minh làm trong thời gian (1942) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng Tây để quảng bá văn tài của “Bác” .

Tháng 5/1960 nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội cho xuất bản tập “Nhật Ký trong tù” gồm 100 bài thơ dịch ra Việt ngữ. Chính phủ Trung Quốc cũng cho in lại phần chữ Hán dưới nhan đề “Nhật Trung Nhật ký thi sao”. Cuối năm 1977 Viện Văn học Việt Nam cho lập một tiểu tổ nghiên cứu và bổ túc Nhật ký. Năm 1983 nhà Xuất bản Văn Học cho in 113 bài. Đến tháng 5/1990 nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh, nhà Xuất bản Văn Học bổ túc thêm 21 bài tổng cộng 134 bài.

Theo một đề án phân tích thơ văn của giáo sư Hoàng Tranh ở Quảng Tây năm 1992 thì một số thơ trong “Nhật ký trong tù” dùng từ ngữ và phương ngôn thuộc sắc tộc “Khách Gia” được chuyển hóa ra Trung Văn một cách nhuần nhuyễn và nghệ thuật. Tác giả không thể là Nguyễn Ái Quốc vì Nguyễn Ái Quốc không thể giỏi Hán văn như vậy, chưa nói việc làm sao ông nắm vững ngôn từ của sắc tộc Khách gia ở Đài Loan. Qua “Nhật ký trong tù” đảng Cộng sản Việt Nam muốn quảng bá trí tuệ và tài văn của Hồ Chí Minh, nhưng vô tình đã làm lộ Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.

Thời gian đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều nỗ lực chứng minh Hồ Chi” Minh là Nguyễn Ái Quốc

Thời gian này đều rơi vào thập niên 1950-1960 sau khi ký Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, và Hồ Chí Minh đã trở về Hà Nội với tư cách Chủ tịch đảng và nhà nước Việt Nam:

(1) Năm 1957 lần đầu tiên Hồ Chí Minh trở về thăm quê nhà ở Nam Đàn
(2) Năm 1961 Nhân Dân Nhật Báo đăng tải loạt bài “Vừa đi đường vừa kể chuyện”.
(3) Năm 1960 Hồ Chí Minh cho mời vợ chồng luật sư Frank Loseby người đã cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù Anh quốc ở Hương Cảng năm 1931 tới Hà Nội. Luật sư Loseby qua tin tức tưởng Nguyễn Ái Quốc đã chết. Nhưng thông tin truyền miệng của đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy đó chỉ là tin bịa đặt để ông có thể chạy trốn khỏi Hương Cảng. Và luật sư Loseby không có lý do gì để không tin. Dạng hình Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh khác nhau chút ít thì luật sư cũng nghĩ do thời gian cách biệt 28 năm. Lúc đó luật sư Loseby đã 80 tuổi. Hơn nữa đối với người Tây Phương người Á châu nào trông cũng giống nhau khó phân biệt (năm 1946 Hồ Chí Minh đến Paris dự hội nghị Fontainebleau nhận là Nguyễn Ái Quốc cũng không người Pháp nào từng biết Nguyễn Ái Quốc của những năm 1919, 1920 thắc mắc có thể cũng vì vậy).

Người ta có thể đặt giả thuyết rằng trong thời gian đấu tranh cách mạng dưới sự chỉ đạo và nhờ vả Quốc tế Cộng sản qua trung gian Liên bang Xô viết và Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam và đàn em thân tín chung quanh Hồ Chí Minh chưa quan tâm đến nhân thân của Hồ Chí Minh là một người Hoa và không phải là Nguyễn Ái Quốc.

Nhưng sau Hiệp Định Geneve, cuộc đấu tranh chống Pháp xem như đã thành công, một chính quyền đã được thiết lập tại Hà Nội. Việc Hồ Chí Minh, một người Đài Loan làm chủ tịch nước trở thành cấn cái cho Đảng và cho chính cá nhân Hồ Chí Minh. Cho nên đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Cộng sản Trung quốc và cá nhân Hồ Chí Minh có nhu cầu chứng minh Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một.
Cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” của Hồ Tuấn Hùng với lối sưu tầm khoa học dẫn chứng đầy đủ và khả tín bắt đầu vén hẵn lên bức màn che đậy lai lịch của Hồ Chí Minh.

Tại sao lại chọn lúc này?

Vấn đề đặt ra là sự thật này ảnh hưởng thế nào đến cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay giữa Trung quốc và Việt Nam. Cuốn sách bằng Hoa Ngữ của ông Hồ Tuấn Hùng do nhà xuất bản “Bạch Tượng Văn Hóa” xuất bản tại Đài Loan tháng 11/2008 là thời điểm quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam bề ngoài “16 chữ vàng” và “4 tốt”, nhưng bên trong bắt đầu trở nên căng thẳng.

© Trần Bình Nam


Tài liệu tham khảo:
1.“Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” bản dịch Việt ngữ của Thái Tuấn (2013) cuốn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” bằng Hán văn của Hồ Tuấn Hùng (2003)
2.“Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker (2000)
3.“Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941” của Sophie Quinn-Judge (2003)
4.“Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên (1961)
5.Hình Nguyễn Ái Quốc/J.C.Lin trích từ cuốn “Ho Chi Minh: A Life” của William J. Duiker.





LTH: Xin lỗi mọi người vì sự cố mà chỗ để đăng comment biến mất, khiến mọi người không có chỗ để com. Bạn Kyvinhhung đã gửi com qua mail và tôi xin đăng lại vào đây, mong mọi người thông cảm:


Kyvinhhung:
Không thể chấp nhận
Đã vài hôm rồi, sau khi bài do bạn LTH sưu tầm được dán lên blog, mình chưa thấy có cái còm nào của các cụ làng ta. Có lẽ vđ quá lớn quá nhạy cảm nên cần suy nghĩ cẩn trọng , hoặc giả các cụ đang tìm thêm luận chứng để ý kiến thêm chặt chẽ, thuyết phục chăng?
Riêng cá nhân tôi cảm thấy bức xúc lắm; bởi vậy dù biết mình kiến thức sơ khoáng, lý lẽ nông cạn nhưng không thể không lên tiếng.
Gạt sang một bên những chi tiết được Hồ Tuấn Hùng lượm lặt chắp nối rồi suy diễn rất tùy tiện, tôi chỉ xin tập trung phân tích hai khía cạnh cực kỳ quan trọng sau đây.

Một là: Theo tay này thì NAQ đã chết vì bị lao vào khoảng (?)năm 1932-33 tại một nơi không xác định (?); sau đó QTCS quyết định thay bằng Hồ tập Chương. Chương trình huấn luyện cho Hồ Tập Chương vào vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc “kéo dài 5 năm, từ 1933 đến 1938 “, trong thời gian đó, phải học những tập quán, thói quen v.v. cùng các ngôn ngữ mà NAQ thông thạo như Việt ngữ, Pháp ngữ, Anh ngữ …”. Chỉ cần đi sâu phân tích chi tiết này cũng đủ thấy toàn bộ lập luận của ông ta là phi lý. Ở đây có hai điều không thể chấp nhận được.
Thứ nhất: ai là người biết rõ tất cả mọi chi tiết về tiểu sử, quê quán, người nhà, cha mẹ, anh em, bà con bạn bè trong ngoài nước, tập quán, thói quen v.v. của NAQ để có thể truyền lại cho HTC một cách chính xác đến từng chi tiết? Không ai có thể làm việc ấy ngoài chính NAQ, nhưng theo tác giả thì NAQ đã chết rồi. Đúng là trong hoạt động tình báo đã có không ít trường hợp đánh tráo người vào hàng ngũ địch nhưng việc này phải do đích thân người bị tráo cùng cơ quan chuyên trách điều tra nắm chắc tham gia. Mặc dù cố gằng đến mấy thì một người Nga như bà Vasilieva cùng ekip cộng sự cũng không thể thông tỏ mọi điều về đặc điểm tiểu sử, tính cách, văn hóa, ngôn ngữ của VN nói chung, HCM nói riêng để có thể soạn ra một giáo án hoàn hảo đến mức đánh lừa được tất cả mọi tâng lớp nhân dân VN và thế giới trong một thời gian dài đến thế.
Tôi có một trải nghiệm sau đây. Đã từ lâu tôi có quan hệ thân tình với Ô. Trịnh Lương - con trai cả của nhà tư sản yêu nước Trịnh văn Bô - người đã ủng hộ CP cụ Hồ 5000 lạng vàng thời đầu CM. Theo ông Lương, không phải ông Bô cả tin mà qua trò chuyên trực tiếp và thẩm tra riêng, ông biết rõ nhà CM đến ở nhà ông là con cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - người bạn thân của gia đình cụ thân sinh ra ông. Họ có chụp ảnh chung với nhau, trong ảnh có nhiều nhà chí sĩ yêu nước, có cả Cụ Hồ khi còn nhỏ. Nhờ đó, ông Bô hoàn toàn tin tưởng vào nguồn cội và tài đức của NAQ nên ra sức ủng hộ sự nghiệp của dân tộc. Đó cũng là lý do trả lời cho câu hỏi: vì sao hồi đó Bác Hồ lại về ở nhà 34 Hàng Ngang chứ không phải nơi nào khác. Thử hỏi, làm sao bà Vasilieva cùng đám giáo viên chuyên trách biết được những chi tiết ấy để dạy HTC trước đó mấy chục năm?
Thứ hai: Theo tay Hùng thì chỉ cần 5 năm học hỏi ở ĐH Lênin LX mà người gốc Đài HTC đã có thể nắm vững đến linh diệu mấy ngôn ngữ liền, đặc biệt là tiếng Việt, vốn được coi là cực khó về phát âm đối với người nước ngoài. Về ngữ âm học, không ai có thể đánh tráo những đặc điểm riêng biệt của ngôn ngữ dân tộc bằng cách xóa nhòa mọi khác biệt trong thời gian ngắn đến 10 năm chứ đừng nói 5 năm. Làm sao HTC có được giọng Nghệ An chuẩn đến thế mà không phát âm “đờ” thành “tờ”, lại còn những kiến thức uyên thâm về lịch sử, văn hóa, thơ ca của VN ... Nên nhớ HTC lúc đó cũng đã hơn 20 tuổi chứ không phải là đứa bé mới lọt lòng. Chưa kể HTC phải có trình độ tiếng Pháp, Anh, thậm chí tiếng Đức, tiếng Inđô v.v. siêu như NAQ chỉ trong vòng 5 năm? Thiên tài cũng không thể làm được điều ấy.
Hai là. Sau khi bác bỏ lập luận mà có người cho là “khả tín” của HTH, chúng ta thử đặt câu hỏi: tay này viết cuốn sách đó để làm gì? Ai xúi dục và tổ chức cho hắn viết?
Tôi không thể không hoài nghi cái gọi là sự “nghiên cứu khoa học” của tác giả. Phải chăng, có kẻ nào đó đứng đằng sau anh ta để hạ nhục dân tộc VN, để chứng minh rằng VN - kể cả lãnh tụ của VN đều có nguồn gốc xuất xứ từ Tàu khựa. Bởi vậy mới có lối nói hỗn láo “VN là đứa con hoang, cần trở về (với đất mẹ)! Đó là một thái độ nước lớn nhưng rất tiều nhân và đê tiện.
Tôi nghĩ thay vì im lặng đáng sợ, các nhà khoa học, các nhà chức trách nên có thái độ dứt khoát với những ấn phẩm kiểu này. Bởi nêu không, ở Hoa Lục hay Đài loan sẽ lại có những thằng cha khẳng định: Văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn là của Trung Hoa!

Mời xem tiếp bài sau về v/đ này : "TẠI ĐÂY"






* Thêm một số thông tin ...

05:30 |
MỘT SỐ THÔNG TIN TỪ BÊN NGOÀI VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 2-1979
(Nguồn: Foto-history) 

Vào tháng Một năm 1979, người Việt Nam lật đổ chế độ Khme Đỏ thân Trung Quốc. Cũng vào tháng Một năm 1979, những người cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa dân tộc không nhỏ đã xua đuổi cộng đồng người Hoa từ lâu sinh sống ở các thành phố và phía Bắc ra khỏi Việt Nam.

Đáp lại, những người cộng sản Trung Quốc, cũng với chủ nghĩa dân tộc không nhỏ, tối ngày 16 tháng Hai năm 1979 đã tấn công biên giới Việt Nam.

Cuộc tấn công bắt đầu lúc hoàng hôn - đó là chiến thuật của Trung Quốc được hoàn thiện trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953: tác chiến ban đêm cho phép tránh được không kích của Hoa Kỳ lúc bấy giờ thống trị trên bầu trời Triều Tiên. Một phần tư thế kỷ sau người Trung Quốc tấn công Việt Nam thực tế không có sự tham gia của không quân - hầu hết lực lượng không quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc được tung lên phía bắc Trung Quốc, sát với biên giới Liên Xô và Mông Cổ, để đánh trả sự tấn công có thể của không quân Liên Xô có ưu thế hơn về chất lượng…

22 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn quân địa phương, 600 xe tăng và SAU, hơn 4000 khẩu pháo và súng cối đã tấn công Việt Nam.

Trong đợt đầu tiên 9 sư đoàn bộ binh và 6 sư đoàn địa phương đã tấn công. Địa hình trên biên giới Trung - Việt rất phức tạp, đồi núi phủ đầy rừng nhiệt đới, bởi vậy như trong quá khứ quân đội Trung Quốc đã tổ chức những đơn vị khuân vác.

Binh lính của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) đã gặp sự kháng cự của 10 sư đoàn bộ binh biên chế thời bình, hai lữ đoàn xe tăng và 15 trung đoàn lính địa phương từ phía Việt Nam.

Sau hai tuần giao chiến, đến đầu tháng Ba năm 1979, Trung Quốc đã đưa đội quân thứ hai và quân dự bị vào trận (250 000 người Trung Quốc tham gia tác chiến chống lại 100 000 người Việt Nam) và chiếm được thủ phủ của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và đã tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam theo các hướng chính đến 45-50 km. Từ Lạng Sơn đến Hà Nội là đường nhựa dài 150 km …

Lạng Sơn bị bao vây bởi các đơn vị của Trung Quốc sau các trận đánh dữ dội nhiều ngày và đã bị chiếm vào ngày 4 tháng Ba. 3 sư đoàn của Việt Nam đã bị bao vây và bị xóa sổ bởi binh lính Trung Quốc ở Cao Bằng và Lạng Sơn. Kết quả, ngày 5 tháng Ba năm 1979 ở Việt Nam tuyên bố tổng động viên, tăng cường đưa quân từ Campuchia lên phía bắc Việt Nam. Nhưng vào ngày đó Trung Quốc chính thức tuyên bố chấm dứt tấn côngbắt đầu rút quân. Các trận đánh kết thúc vào trung tuần tháng Ba, binh lính Trung Quốc rút về lãnh thổ của mình một cách có tổ chức.

Chúng ta cho rằng cuộc chiến tranh này đối với Trung Quốc là thất bại. Có thể đồng ý với điều này, nhưng cần phải giải thích thêm cho sáng tỏ.

Theo đánh giá của các chuyên gia Liên Xô và phương Tây, bộ binh Trung Quốc đã thể hiện tinh thần kiên gan và kỹ năng chiến thuật cao trong dịa hình rừng núi. Nhiều lần người Trung Quốc đã vòng qua các cứ điểm của đối phương, hành động vào ban đêm, sử dụng các đơn vị biệt kích, luồn sâu vào tuyến phòng thủ của đối phương và v.v…

Thậm chí xe tăng trên địa hình hoàn toàn không phù hợp nên đã được áp dụng các phương pháp chiến thuật khác nhau. Cao Bằng của Việt Nam bị bao vây bằng đột phá điển hình đối với Chiến tranh thế giới thứ II của các đơn vị xe tăng với sự đổ bộ của bộ binh trên xe bọc thép vào hậu phương Việt Nam. Trên các địa hình chia cắt xe tăng thường hoạt động như xe pháo binh hỗ trợ bộ binh.

Các chuyên gia phương Tây và của chúng ta (LX - ?) đánh giá cao tính kỷ luật và tinh thần chiến đấu của binh lính Trung Quốc, trong đó kể cả những người bị bắt làm tù binh - hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mao vẫn còn tồn tại, chưa bị thay thế bởi tính thực dụng.

Đồng thời các mặt yếu của quân đội Trung Quốc là trang bị kỹ thuật không đầy đủ - giao thông vận tải yếu kém, liên lạc không phát triển và v.v….

Điều ngộ nghĩnh là những mặt mạnh và mặt yếu của quân đội Việt Nam phần lớn tương tự như Trung Quốc…

Trung Quốc chấm dứt các trận đánh vì quân đội Liên Xô nhanh chóng tập trung trên biên giới Trung Quốc. Vào đầu tháng Ba năm 1979, với mục đích gây áp lực đối với Trung Quốc trên các khu vực giáp biên giới phía đông của Liên Xô và Mông Cổ đã tiến hành tập trận - với 200 nghìn binh lính, hơn 2600 xe tăng và 900 máy bay - đã cất cánh theo báo động và triển khai trên chiến trường làm Bắc Kinh căng thẳng…

Và không có gì ngạc nhiên. Tập trận đã bắt đầu từ việc đưa các binh lính Xô Viết và Hạm đội Thái Bình Dương vào tư thế hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu. Đã động viên hơn 52 000 người đăng ký nhập ngũ. Hơn 5000 xe ô tô được huy động từ các đơn vị kinh tế vào quân đội.

Sư đoàn đổ bộ đường không từ thành phố Tula đã được điều đến Chitta trên chiều dài gần 6 nghìn kilomet bằng máy may vận tải quân sự mỗi chuyến mất chỉ hai ngày.

Các trung đoàn không quân được được chuyển từ lãnh thổ Ucraina và Belorus đến các sân bay của Mông Cổ. Tại các khu vực giáp biên giới với Trung Quốc tiến hành hoàn thiện các vấn đề tổ chức phòng thủ, đánh trả sự xâm nhập của đối phương, thực hiện phản công và tổ chức phản công. Tại khu vực Primore tổ chức huấn luyện đổ bộ của hải quân.

Tại vùng biển Nam Hoa và Đông Hoa đã triển khai gần 50 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô.

Tất cả những hoạt động này gây cho Bắc Kinh lo ngại, không thể đùa rằng Liên Xô đã bắt đầu động viên cho chiến tranh và sắp đến có thể tấn công Trung Quốc, nếu quân đội Trung Quốc tiếp tục tấn công đến Hà Nội. Ưu thế quân sự của Không quân Liên Xô đối với QĐGPNDTQ lúc bấy giờ rõ ràng. Theo hồi ức cũ người Trung Quốc có thái độ thành kính đối với nghệ thuật quân sự của các tướng lĩnh Xô Viết. Trong những điều kiện như vậy, Đặng Tiểu Bình tính thận trọng, sau khi tuyên bố chiến thắng Việt Nam, đã vội vàng chấm dứt chiến tranh khi cuộc xung đột vũ trang cục bộ với người láng giềng nhỏ bé phía nam chưa biến thành cuộc chiến tranh lớn với người láng giềng phía bắc vĩ đại (lúc bấy giờ).

Kết quả hai bên - cả người Trung Quốc và cả người Việt Nam đều tuyên bố về thắng lợi. Theo các thông tin của Bộ tổng tham mưu Việt Nam, tổn thất của quân đội Trung Quốc trong thời gian chiến tranh từ ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba năm 1979 là 62 500 người, 280 xe tăng và xe vận tải bọc thép, 115 khẩu pháo và súng cối, 270 xe ô tô.

Cho đến nay những tổn thất thực tế mà Việt Nam và Trung Quốc phải chịu chưa được biết chính xác và còn giữ bí mật. Theo các số liệu bán chính thức, Trung Quốc mất 22000 người bị giết và bị thương. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá những tổn thất cả Việt Nam và Trung Quốc gần bằng nhau - 20 000 người bị chết ở mỗi bên của cuộc chiến tranh.

Ngoài những việc nói trên Đặng Tiểu Bình đang củng cố quyền lực cá nhân của mình bằng cuộc chiến tranh đó, đã giải quyết những vấn đề nội bộ khác nhau của chính quyền Trung Quốc. Nhưng ở đây chúng ta ít nhiều sẽ biết chính xác điều gì đó khi mở kho lưu trữ của ĐCSTQ - và không phải là sự thật rằng điều này sẽ xảy ra trong thế kỷ này…

Trong mắt Đồng chí Đặng Tiểu Bình rõ ràng không có những nét đau khổ bởi những chàng trai phải đổ máu. Đúng nửa thế kỷ trước cuộc chiến tranh Trung-Việt, vào năm 1929 chính tại những vùng miền này ông Đặng đã bắt đầu con đường binh nghiệp của mình là chính ủy của quân đoàn số 7 của Hồng quân công nông Trung Quốc. Sau đó ông đã chiến đấu liên tục 20 năm, chỉ huy các nguyên soái tương lai của QĐGPNDTQ. Về phía chúng ta, sau tấm màn của nhà cải cách kinh tế, đôi khi quên vai trò của nhà quân sự trong cụ già Đặng nhỏ thó… Và thật là vô lý.

Nguồn : Foto-history (nước ngoài)
Bài của Kichbu





* Tài liệu tham khảo: Cuộc đảo chính họ Ngô 1-11-1963

08:31 |

1- Bà Nhu đã nói chuyện với chồng bà, ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng thống miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, lần cuối cùng vào ngày 27 Tháng Mười năm 1963. Từ khi bà ra khỏi nước, cứ cách vài ngày họ lại nói chuyện với nhau, lúc đầu ở Âu Châu và rồi ở Hoa Kỳ. Đó là một cuộc hành trình dài.
Bà Nhu và cô con gái Lệ Thủy, 18 tuổi, đã rời Sài Gòn sáu tuần trước đó, và nay là lúc để trở về. Họ dự định bay từ California về Việt Nam, qúa cảnh ở Nhật Bản. Ông Nhu sẽ gặp họ ở Nhật rồi tháp tùng cùng họ chặng đường còn lại, và Bà Nhu đang cố gắng xác định lại cái lộ trình qua một cuộc điện đàm đường dài nối bà từ San Francisco về Sài Gòn.



Sau Hoa Thịnh Đốn, Bà Nhu đã công khai dừng lại ở các thành phố và trường đại học ở North Carolina, Illinois và Texas. Bà đã tham dự Ngày Hiệp Chúng Quốc (US Day) ngày 23 tháng 10 ở Hội Trường Dallas Memorial, tại đây bà đã được mời lên sân khấu và được trao tặng một bó hoa. Ngày Hiệp Chúng Quốc là một cuộc tuần hành phản đối được tổ chức đặc biệt chỉ một ngày trước Ngày Liên Hiệp Quốc (U.N. Day) để chào mừng Hoa Kỳ là một thành viên của Liên Hiệp Quốc tại cùng một địa điểm. Có những biểu ngữ viết “Hoa Kỳ hãy rút ra khỏi LHQ” hay “LHQ hãy rút ra khỏi Hoa Kỳ”. Cuộc tập họp chống LHQ đã mang những người siêu bảo thủ lại với nhau để chống lại chính phủ Kennedy ở Hoa Thịnh Đốn – các thành viên của các tổ chức như Hội John Birch, The Minutemen, The National Indignation Convention, và cả một người có tên Lee Harvey Oswald (người sau này đã ám sát tổng thống Kennedy) đã có mặt.


Việc tấn công của ông Nhu vào các chùa (Phật giáo) vào Tháng Tám (được thực hiện bởi Quân Đội của Lực Lượng Đặc Biệt VNCH và cảnh sát, trong đó hơn 1400 Phật giáo đồ đã bị bắt) đã phá hỏng thiện chí còn lại trong mối liên hệ của ông với người Mỹ. Trước đó, suy nghĩ chung ở Hoa Thịnh Đốn là Hoa Kỳ đã giản dị “xác quyết một cách không đầy đủ” trong việc điều đình với ông Nhu và bào huynh của ông là Tổng Thống Diệm. Nhưng sau cuộc tập kích vào Tháng Tám và sự loại bỏ thẳng thừng của ông Nhu về sự chỉ dẫn của người Mỹ giúp giải quyết những sự căng thẳng với Phật giáo, chính sách của Hoa Thịnh Đốn đã thay đổi một cách rõ rệt. Ông Diệm và Nhu đã không thể nào cải hóa được, và họ có thể phải bị thay thế.

Ngày 24 tháng 8, một bức điện văn tối mật đã được gởi tới Đại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge ở Saigon hướng dẫn ông đối đầu với ông Diệm với những yêu cầu ông phải thực hiện ngay và không mấy thuận lợi: Hãy cho các người theo Phật giáo điều họ muốn, và loại bỏ ông Nhu. Nếu ông Diệm không đồng ý hay thực hiện ngay, “Chúng ta phải đối diện với khả năng rằng chính ông Diệm cũng có thể không được duy trì.” Lodge đã được bật đèn xanh để tìm kiếm những người lãnh đạo thay thế. Mặc dù những nhà lãnh đạo ở Hoa Thịnh Đốn không thể làm chủ được những chi tiết tinh quái nhắm đến một sự thay đổi chế độ, bức điện xác nhận với Lodge rằng “chúng tôi sẽ ủng hộ ông hành động để làm cho những mục tiêu của chúng ta được thành công.”


Anh em họ Ngô có thể không biết toàn bộ những gì đang diễn ra bên trong tòa đại sứ Mỹ ở Saigon, nhưng họ có một ý tưởng khá hay. Một số người trung thành với nhà Ngô đã gắn những dụng cụ nghe lén trong những văn phòng tòa đại sứ mà không bị phát giác mãi đến sau khi nhà Ngô bị lật đổ. Nhưng ngay cả không có những kỹ thuật gián điệp, có thể ông Diệm và Nhu đã thấy có sự chuyển động rõ ràng. Ngày 2 tháng 9 năm 1963, Tổng Thống John F. Kennedy đã nói trong cuộc phỏng vấn của CBS National News với Walter Cronkite rằng, “chính quyền của anh em ông Diệm đã xa rời dân chúng miền Nam Việt Nam. Việc mà chúng ta có thể làm bây giờ là phải nói rõ rằng đó không phải là cách để chiến thắng.” Kennedy nói tiếp, ông kêu gọi cần có “những sự thay đổi về chính sách và nhân sự,” một phát biểu đã được diễn dịch như là một sự đe dọa đòi ông Diệm loại bỏ ông Nhu.


Anh em (họ Ngô) ở Saigon có thể đã không biết rằng ở Hoa Thịnh Đốn người ta đang hào hứng với một cuộc đảo chánh đang được chuẩn bị. Chính Tòa Bạch Ốc đang ngập đầy những sự cố vấn về một cuộc chiến. Giám Đốc CIA John A. McCone không ngừng chỉ trích cái ý kiến đảo chánh. Trong một cuộc họp với Nhóm Đặc Biệt chuyên trách về Việt Nam, McCone đã nói rằng thay thế Diệm và Nhu bằng những người chưa biết là ai là “qúa nguy hiểm” và hầu như có thể mang đến “sự tai hại tuyệt đối” cho Hoa Kỳ. Ông cũng đã nói riêng với Tổng Thống Kennedy rằng cuộc đảo chánh này “có thể dẫn đến những cuộc đảo chánh khác theo sau.” Trái lại, Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng lại ủng hộ việc đảo chánh. Hoa Kỳ đã bị chia rẽ nhưng đã sẵn sàng đi đến kết luận không thể quay lại được nữa. Đại sứ Lodge đã tin chắc rằng: “Chúng ta đang thực hành cái việc mà chúng ta không thể quay lui lại được.”


Tướng Minh còn được biết dưới tên Big Minh vì hai lý do: để phân biệt ông với một ông tướng khác có cùng tên và bởi vì cái vóc dáng qúa khổ của ông. Cao gần 6 feet (1m80) và nặng 200 cân Anh (khoảng 90 kg), Minh cao hơn hẳn những đồng đội của ông và thường phải cúi nhìn xuống anh em nhà Ngô, cấp chỉ huy của ông. Là một sĩ quan tốt nghiệp Trường Quân Sự (École Militaire) ở Paris và là một cựu binh trong Chiến Tranh Đông Dương lần thứ nhất từng chiến đấu bên cạnh người Pháp chống lại Việt Minh, ông đã ủng hộ ông Diệm và chiến đấu chống lại những kẻ nổi loạn trong những năm đầu của tổng thống Diệm. Nay Minh đang âm mưu chống lại Diệm và Nhu.

Mặc dù khổ người to lớn kềnh càng, Minh chơi quần vợt khá giỏi. Các giới chức Mỹ, McNamara và Taylor, mặc dù phải chịu đựng cái nóng gay gắt của Saigon, nhưng họ vẫn ráng đổ mồ hôi cho một trận đánh đôi trên sân cỏ của Cercle Sportif. Sau đó cả nhóm nghỉ chơi đi vào một căn phòng dát gỗ trong câu lạc bộ để chuyện vãn “về cuộc chơi”. Được nghe nói về trận đấu (quần vợt) và cuộc trò chuyện riêng tư của họ, Nhu và Diệm chỉ có thể kết luận rằng họ đang lập mưu lập kế. Thực ra, họ không có như vậy. Minh rất lo sợ về việc lộ ra cái ngày đó. Nhưng Diệm và Nhu biết rất rõ mối liên hệ của ông với những kẻ âm mưu và Toà Đại Sứ Mỹ và CIA.

Trước ngày cuối cùng của Tháng Mười, Diệm và Nhu đưa ra chiến thuật cuối của họ để cố gắng giữ cho chế độ tồn tại. Đó là chỉ dấu của Nhu, người chủ mưu rất kín đáo: Ông và Diệm sẽ làm một cuộc đảo chánh gỉa. Việc này có thể tai hại, nhưng đó là hy vọng duy nhất của họ. Một cuộc đảo chánh gỉa có thể sẽ làm cho người Mỹ lo sợ để trở lại tái tục sự ủng hộ cho chế độ Diệm. Các lãnh tụ của cuộc đảo chánh gỉa được lựa chọn một cách cẩn thận gỉa vờ như “những người muốn trung lập”, phỏng theo cuộc đảo chánh trung lập đầy bất ngờ vào năm 1960 ở Lào đã làm tổn hại nghiêm trọng những lợi ích của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Đối với một quan sát viên bình thường, ngày 31 tháng 10, 1963, có vẻ giống như một ngày nào khác ở Saigon. Buổi sáng hôm đó, Tổng Thống Diệm nói chuyện một cách thoải mái trong văn phòng của ông với Đại Sứ Lodge và vị Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô Đốc Harry Felt. Felt đã ghé qua Saigon như là một cuộc thanh sát thường lệ về sự trợ giúp quân sự cho Nam Việt Nam, nhưng thực ra các tướng lãnh Nam VN đang âm mưu chống ông Diệm đã dàn cảnh sự có mặt của ông, đặc biệt là thời gian viếng thăm của Felt sẽ giữ ông Diệm ở trong dinh suốt buổi sáng. Vị tổng thống Nam Việt Nam đã lưu ý các vị khách rằng họ có thể nghe đồn về một cuộc đảo chánh nhưng không nên bận tâm đến chúng. Vào buổi trưa, các tấm mành che được hạ thấp xuống phía trước các gian hàng. Các xe mô tô, xe đạp và taxi đưa mọi người về nhà, ra khỏi cái nóng giữa trưa cho hai giờ nghỉ ăn trưa.


Khoảng sau 4 giờ chiều một chút, một tiếng nổ của đạn đại bác nổ vang. Tiếng súng dường như gần hàng rào phòng vệ phủ tổng thống. Tiếng súng rất gần dinh rõ ràng không phải như trong kế hoạch. Cho đến lúc đó, anh em họ đã cho rằng việc triển khai binh sĩ và xe tăng trong phạm vi Saigon lặng lẽ qúa. Họ đã lưu ý việc triển khai trong thành phố phải tránh xa văn phòng của họ. Thay vì giương những lá cờ báo hiệu, việc di chuyển binh sĩ và xe tăng sẽ đảm bảo cho Diệm và Nhu. Họ tin rằng đó là kế hoạch của họ, có ám danh “Bravo II” đã khởi sự tốt đẹp. Chỉ đến khi bộ chỉ huy cảnh sát sắp rơi vào tay các tướng lãnh, một viên chức cảnh sát hốt hoảng điện thoại cho Nhu nói rằng họ đang bị tấn công.




Nhưng ngay sau đó anh em họ đã biết rằng có cái gì đó đã xảy ra không ổn. Họ tụ tập quanh chiếc máy truyền tin trong văn phòng tổng thống. Nó hoàn toàn im lặng. Họ gọi điện thoại cho các tỉnh trưởng chung quanh, các sĩ quan quân đội. Họ gọi các tư lệnh quân đoàn và cả các tư lệnh sư đoàn. Không ai lên tiếng. Đến lúc đó Nhu đã nhận ra điều gì đang thực sự xảy ra, nhưng đã qúa trễ. Không còn cách nào ra khỏi thành phố và không còn ai đáng tin cậy. Những kẻ phản bội đã bao vây dinh, tạo thành một cái thòng lọng đang xiết chặt. Nhu nắm lấy cái ống vố. “Mang theo vũ khí.” Ông gào lên cái mệnh lệnh, niềm hy vọng cuối cùng của anh em họ, cho những chàng trai của Thanh Niên Cộng Hòa và Đoàn Thanh Nữ bán quân sự của vợ ông.


Kế hoạch của ông Diệm và Nhu đã bị đánh cắp. Người mà họ tin tưởng sẽ thi hành cuộc đảo chánh gỉa, Tướng Tôn Thất Đính, đã theo họ. Là vị tướng trẻ nhất trong quân đội Nam Việt Nam, Đính đã chuyển sang đạo Công giáo và gia nhập chính đảng của Nhu để lấy lòng chế độ nhà Ngô. Về điểm này, chiến thuật của Đính đã có hiệu qủa. Tổng Thống Diệm đã đối xừ với Đính như một người con nuôi. Nhưng sự tự mãn của Đính đã khiến ông trở thành con mồi cho những kẻ đối nghịch của ông Diệm. Những người chủ mưu thuyết phục Tướng Đính rằng ông phải ở trong nội các của tổng thống. Khi Diệm từ chối không giao chức vụ cho Đính, sự kiêu hãnh của Đính đã bị thương tổn là dịp chín muồi để dụ ông.



Cái tệ hại nhất là bà đã không thể bảo vệ các con của bà. Cậu Trác 15 tuổi, Quỳnh 11 và bé Lệ Quyên chỉ mới 4. Sau này chúng đã kể lại cho người mẹ câu chuyện thật thương tâm. Khi cuộc đảo chánh bắt đầu, chúng vẫn còn ở trên Đà Lạt. Ở trên đó, chung quanh là những quân nhân, chúng chẳng biết tin ai. Các đứa trẻ chạy trốn vào rừng phía sau nhà và đã trải qua một đêm trong mưa lạnh. Chúng đi bộ cả ngày hôm sau tới một làng trên núi xin một ít cơm với chút thịt xay. Rồi chúng chờ đợi.

Anh em họ Ngô chạy vào Chợ Lớn, khu vực người Hoa ở Saigon. Một số người nói họ sử dụng một cái đường hầm dưới ‘basement’ ở trong dinh để thoát trốn đi. Một số khác lại nói, một chiếc xe Citroen màu đen đã ngừng lại trước cổng dinh, và cả hai anh em, đều mặc bộ veston xám đậm, đã bước ra và leo lên. Dù bằng cách nào, họ cũng đã đào tẩu. Phải mất hàng giờ sau lực lượng đảo chánh mới nhận ra họ đang tấn công vào một cái dinh trống không. Lúc đó anh em ông Diệm đang trốn trong nhà một thương gia (người Hoa) tên là Mã Tuyên.

Đến trước bình minh ngày 1 tháng 11, 1963, cuộc bao vây cuối cùng vào dinh đã bắt đầu. Biệt động quân của QLVNCH di chuyển theo đội hình theo sau một đoàn xe tăng. Họ chĩa nòng súng hướng về phía dinh và bắt đầu khai hỏa. Họ đã không tốn nhiều thời gian sau khi cuộc tấn công trực diện chọc thủng một lỗ tường. Một lá cờ trắng sau cùng đã xuất hiện trên tầng lầu thứ nhất ở góc phía tây nam của dinh, ra dấu cho những người lính khác và những thường dân biết rằng mọi sự đã xong. Đó cũng là lúc dinh bị mọi người vào hôi của.

Một đoàn người tràn vào sân và đi lên lầu. Những tấm màn cửa bằng lụa treo bị rách tơi tả, và những tấm gương, đèn, và vật trang trí trong dinh có từ thời Pháp thuộc đã nằm vỡ vụn trên sàn nhà. Các anh biệt động quân, các binh lính và phóng viên đã phải bước qua những đống đổ nát. Họ thấy những chai rượu whiskey của Nhu và, ở dưới bàn viết của ông một cuốn sách mà ông còn đang đọc dang dở: Bắn cho Chết (Shoot to Kill) của Richard Miers, một cuốn hồi ký về sự chiến đấu chống cộng sản thành công ở Mã Lai. Và trong khi người ta khám phá ra ông Diệm thích đọc những truyện phiêu lưu về Miền Tây Nước Mỹ, các chàng trai đầu tiên đã háo hức dừng lại ở những chiếc áo lụa của bà Nhu nhìn thấy cuốn sách có bìa màu nâu trong ngăn kéo của bà. Cuốn nhật ký của bà cuối cùng đã được tìm thấy, được cất kín trong nhiều thập niên như một món đồ trang sức và kỷ niệm.

Anh em (ông Diệm) biết rằng thế là đã hết, nên họ đã không cố gắng trốn lâu hơn nữa. Họ di chuyển từ nhà của Mã Tuyên tới một địa điểm khác ở Chợ Lớn, ngôi nhà thờ có tường màu vàng và trắng St. Francis Xavier. Ông Diệm gọi điện thoại cho bộ chỉ huy quân đội và yêu cầu được tiếp xúc với các tướng lãnh để sắp đặt sự đầu hàng của ông. Binh sĩ đã được gởi đến ngay sau đó. Các sĩ quan đi đến phía trước nhà thờ và chào người đã từng là tổng thống của họ trong chín năm. Rồi họ dẫn ông và người em ra và xô họ vào phía sau của một chiếc xe tải nhỏ có che bạt ở hai bên. Sau đó, không ai biết khi nào, cả hai anh em được chuyển qua một chiếc xe bọc thép. Họ đã không còn sống để ra khỏi chiếc xe đó.

Bà Nhu đã chết trân trong sự lộng lẫy im ắng của Beverly Wilshire, nhưng vẫn cố công tìm cách để đem các con bà ra khỏi Nam Việt Nam. Bà gọi cho Marguerite Higgins, một ký gỉa mà bà đã gặp ở Saigon và đã trở thành một người bạn của bà. Bà Nhu thổn thức hỏi: “Bạn có thực sự tin rằng họ (Diệm và Nhu) đã chết không? Họ có giết các con tôi nữa không?” Higgins cho biết sẽ giúp bà bằng cách gọi cho những người quen biết của bà ở Bộ Ngoại Giao ở Hoa Thịnh Đốn.

Bà Nhu thỉnh cầu: “Làm ơn nhanh lên. Nhanh lên!”

Higgins gọi cho Roger Hilsman, cố vấn thân cận của Tổng Thống Kennedy và là phụ tá ngoại trưởng đặc trách về Viễn Đông sự vụ, vào lúc 2 giờ sáng.

Bà chúc mừng ông: “Chúc mừng, Roger. Ông cảm thấy thế nào khi bàn tay ông dính máu.”

“Ồ, hãy bình tĩnh nào”, Hilsman trả lời, “Cách mạng còn sơ khai. Mọi người đều bị tổn thương.” Tuy nhiên tiếng nói của Higgins trên điện thoại vào lúc nửa đêm yêu cầu về những đứa con của bà Nhu đã là một sự lưu ý đáng kinh ngạc về quyền lực của báo chí. Phản ứng đầu tiên của Hilsman đã thay đổi một cách mau lẹ khi ông nhận ra rằng Hoa Kỳ không thể đứng bên lề và để chuyện gì đó xấu xa xảy ra cho mấy đứa trẻ, không cần biết cha mẹ chúng là ai. Hilsman đã cam kết với bà và hứa sẽ đưa chúng đến một nơi an toàn. Chỉ trong vòng ba ngày, mấy đứa trẻ đã thoát khỏi sự nguy hại đi tới Rome.

Đối với những người Mỹ, mọi sự đã có một khởi đầu xấu. Tin tức chính thức nói rằng, anh em ông Diệm tự sát, đã bị loại bỏ khi có hai tấm ảnh tiết lộ cho thấy ông Diệm bị bắn xuyên qua đầu và thi thể ông Nhu có đầy dấu lưỡi lê trên 20 dấu. Một bức ảnh cho thấy cả hai thân xác nằm trên vũng máu trong chiếc xe APC, tay họ bị trói ra đằng sau lưng. Một tấm ảnh khác cho thấy thi thể đầy máu của ông Diệm trên một tấm băng ca với một binh sĩ đang mỉm cười nhìn vào máy ảnh.

Cuốn Hồ Sơ Ngũ Giác Đài (Pentagon Papers), nói về lịch sử chính phủ Hoa Kỳ dính líu về quân sự và chính trị ở Việt Nam, đã kết luận về cuộc đảo chánh năm 1963 rằng, “Chín năm cầm quyền của Diệm đã đi đến một kết cuộc đẫm máu, sự đồng lõa của chúng ta trong sự lật đổ ông đã làm tăng thêm trách nhiệm của chúng ta và sự dính líu của chúng ta trong một nước Việt Nam đã không có người lãnh đạo cần thiết.” Các tướng lãnh đứng sau cuộc đảo chánh bắt đầu sắp xếp một chính phủ dân sự. Tướng Big Minh trở thành tổng thống, và sau khi trì hoãn một khoảng thời gian thích hợp, chính phủ Hoa Kỳ đã công nhận chính phủ mới ở Nam Việt Nam vào ngày 8 tháng 11.

4- Toàn bộ các cuốn sách đã nghiên cứu mức độ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm trực tiếp về cuộc đảo chánh và, xa hơn, về cái chết anh em họ Ngô. Ít người đã nói một cách ngắn gọn hơn là Tổng Thống Lyndon Johnson, khi ông càu nhàu trong một cuộc điện đàm với thượng nghị sĩ Eugene McCathy ngày 1 tháng 2, 1966: “Chúng ta đã giết ông ấy (Diệm). Tất cả chúng ta đã cùng làm và sử dụng một đám côn đồ khốn kiếp (a goddamn bunch of thugs) và chúng ta đã đến và ám sát ông ấy. Bây giờ, chúng ta thực sự không có sự ổn định chính trị kể từ đó.” Cựu Giám Đốc CIA William Colby đã nói: “Việc lật đổ ông Diệm là một lỗi lầm tệ hại nhất mà chúng ta đã làm.” Nếu Hoa Kỳ duy trì sự ủng hộ dành cho Diệm, và nếu ông ấy không bị giết, Colby tin tưởng, người Mỹ “có thể đã tránh được hầu hết phần còn lại của cuộc chiến, một địa ngục đáng ghi nhớ.”

Qua tất cả mọi chuyện, Tổng Thống Kennedy bị phiền nhiễu một cách sâu xa bởi cái chết của anh em họ Ngô. Trong phòng nội các của Tòa Bạch Ốc, Tướng Taylor nhớ lại rằng “Kennedy vội vã ra khỏi phòng với một cái nhìn thảng thốt và kinh hoàng trên nét mặt mà tôi chưa từng thấy bao giờ.” Nhân viên CIA Colby đã xác nhận cái phản ứng đó, nói rằng tổng thống đã “tái mặt bước ra khỏi phòng để tự trấn tĩnh.” Nhưng những người khác thì tự hỏi làm sao tổng thống lại bị kinh ngạc đến thế.

Red Faye, một người bạn của Kennedy nhớ lại, tổng thống không chỉ tự trách mình về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Ông còn đổ tội cho Bà Nhu. “Con mụ chó chết đó (That goddamn bitch). Bà ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của con người tử tế đó (Diệm). Anh biết đó, thật là hoàn toàn không cần thiết để con người tử tế đó chết bởi vì mụ chó chết đó cứ chĩa mũi vào và khuấy động toàn bộ tình hình ở đó.”

Vào một ngày sau cuộc đảo chánh, Tổng Thống Kennedy đã đọc một bản ghi nhớ cho hồ sơ của ông. Ông gọi cái chết của Diệm và Nhu là “đặc biệt đáng ghét” và chịu trách nhiệm về việc đã “thúc đẩy Lodge làm theo một đề nghị mà ông có vẻ đã ngả theo.” Những ý tưởng của tổng thống về việc ám sát ở Saigon sau đó đã bị gián đoạn trong chốc lát bởi cậu bé John Jr. 3 tuổi và cô bé Caroline 6 tuổi đã chạy vào văn phòng ông la hét đùa giỡn với ông. Đằng sau những cuốn băng thu âm đã nhàu nát, các bạn có thể nghe thấy những tiếng nói bé nhỏ “Hello” thu vào trong máy thâu âm của Kennedy. Một lát sau đó người cha của chúng hỏi các đứa trẻ về sự đổi thay mùa. Tại sao các lá cây màu xanh? Làm sao lại có tuyết trên mặt đất? Sự đối thoại tất cả còn xúc động hơn khi các bạn nhớ lại rằng những đứa trẻ này sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy sự thay đổi mùa cùng với cha chúng một lần nào nữa. 

Kennedy đã bị ám sát chỉ ba tuần sau.

TOÀN NHƯ
Cựu SVSQ khóa 1 Học Viện CSQG
(Dịch theo “Assaasination, Coup and Madame Nhu”, Vietnam Magazine, Dec. 2013).


* Hồ Chí Minh, Hồ Tập Chương, và còn cái gì nữa?

00:26 |
(LTH: Chuyện "tầm phào" - lời tác giả - nhưng cũng phải đọc để biết nó ra làm sao chứ các cụ nhỉ).
Vũ Thư Hiên*
Mới đây, nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương có nêu câu hỏi trên net: “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan”?. Câu hỏi của ông thế này: “Gần đây, dư luận sôi động về việc Đài Loan xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” (Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008. Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, khoa lịch sử”...

Đã có khói ắt có lửa đâu đó. Lửa đây là cuốn sách của giáo sư Hồ Tuấn Hùng nói trên (ít người được đọc nguyên bản) và bài “Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?” của bình luận gia Trần Bình Nam hết lời ca ngợi cuốn sách nọ (“Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu xác thực và kết luận một cách có tính khoa học”). Bài của bình luận gia Trần Bình Nam được cả chục web và blog đăng lại, hẳn có nhiều người đọc.

Thú thật, tôi ngán các chuyện tầm phào nọ. Cái đề tài này rõ là tầm phào bên cạnh những chuyện tày trời đang làm nóng dư luận như các vụ xử án vô lối các bloggers, vụ Yên Mỹ, vụ nổ súng vì cưỡng chế đất ở Thái Bình, vụ chống cưỡng chế đất liên tục ở… Sở dĩ tôi thấy cần phải viết mấy dòng về nó là vì có nhiều bạn fb gửi nhời hỏi tôi: này, chuyện ấy thực hư ra sao hở ông?

Là người chẳng phải giáo sư hay bình luận gia như hai ngài nói trên, thế tất ý kiến của tôi không thể có trọng lượng với tư cách người khảo cứu. Nó là ý kiến của dân thường, người nghe thấy có lý thì gật cho một cái khích lệ, thấy không ra gì thì phẩy tay cho qua.

Tôi không biết nhiều về ông Hồ Chí Minh, tuy nhiên cũng đủ để thấy chuyện ông Hồ là người Tàu là chuyện tào lao. Mà chẳng phải chỉ mình tôi nghĩ thế. Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở - khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách gia đấy, thế mà không một ai phát hiện.

Trước hết, ta hãy xem những tài liệu cũ còn được lưu xem Quốc tế Cộng sản (QTCS) đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào vào thời điểm có tin về cái chết của ông?

Những tài liệu này cho thấy vào thời điểm đó ông bị QTCS đánh giá thấp lắm. Thấp đến nỗi ban lãnh đạo QTCS phải cử Trần Phú, Ngô Đức Trì về Đông Dương để sửa chữa những sai lầm của Nguyễn Ái Quốc liên quan tới Hội nghị hợp nhất các đảng cộng sản (1930) do ông chủ trương. Tại Hội nghị TƯ tháng 10-1930, Trần Phú kịch liệt phê phán quan điểm chính trị và tổ chức của ông là “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh, ấy là một sự rất nguy hiểm…” Sau đó, Trần Phú được cử làm Tổng bí thư, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ còn được giữ chân liên lạc giữa Việt Nam và vài chi bộ Đông Nam Á với quốc tế. Thậm chí khi được tin Nguyễn Ái Quốc qua đời ở Hồng Kông, Hà Huy Tập còn viết:

“Công lao mà ông đã đóng góp cho Đảng chúng ta thật là lớn. Song các đồng chí chúng ta trong lúc này không được quên những tàn dư dân tộc chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc, các chỉ thị sai lầm của ông về những vấn đề cơ bản của phong trào Cách Mạng…Ông đã không đưa ra bàn luận trước về những sách lược mà QTCS đòi hỏi phải áp dụng để loại bỏ những phần tử cơ hội trong Đảng. Ngoài ra, ông còn khuyến dụ một sách lược cải lương và hợp tác sai lầm: trung lập hóa tư sản và phú nông, liên minh với trung và tiểu địa chủ”

Một người bị QTCS đánh giá như thế, thử hỏi QTCS tạo ra một người giả ông ta để làm gì?

Lập luận của bình luận gia Trần Bình Nam: “Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc”, rõ ràng không thuyết phục.

Một câu hỏi khác cũng có người đặt ra: Ờ thì QTCS không làm việc ấy, nhưng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm thì sao? Để phục vụ cho mục đích bành trướng trong tương lai ở Đông Dương chẳng hạn?

Các chứng cứ lịch sử cho thấy ĐCS TQ vào thời kỳ đó rất yếu, thậm chí một địa bàn đủ an toàn cho Đại hội VI của nó (1928) trên lãnh thổ quốc gia cũng không có, phải mượn đất Nga để tổ chức tại Moskva. Cuộc chiến Quốc-Cộng khởi đầu năm 1927 đã buộc những người cộng sản Trung Quốc phải lui về nông thôn và hoạt động bí mật, thắng lợi to lớn nhất mà họ có được là chiếm thành phố Quảng Châu trong vẻn vẹn có 3 ngày để thành lập một Công xã Quảng Châu hữu danh vô thực.

Trong hoàn cảnh ấy, một Khổng Minh tái thế cũng không nghĩ tới việc cho ai đó đóng giả Hồ Chí Minh cho một tương lai trời không biết, đất không hay.

Như thế, QTCS không cần một Hồ Chí Minh giả, ĐCSTQ cũng không nghĩ tới việc ấy.

Vậy ai cần, ngoài hai học giả nói trên?

Chuyện những nhà cầm quyền độc tài thường sử dụng những người giống hệt mình để đóng thế trong những trường hợp phòng xa bị hành thích là có thật. Có Hitler giả, Stalin giả, Mao giả… nhưng người ta chỉ dùng người đóng thế cùng nòi giống, có diện mạo và hình thể giống người thật khi di chuyển, khi xuất hiện ngắn trước quần chúng, chứ người không cùng nòi giống như Hồ Tập Chương giả Hồ Chí Minh, lại đóng giả dài hạn nhiều năm, như thật, trong đời sống hàng ngày, thì chưa có tài liệu nào nói tới.

Trước hết, cái dễ phân biệt nhất giữa người thật với người giả là ở ngôn ngữ. Những người đã trưởng thành mới học ngoại ngữ dù cho thông thạo đến mấy cũng không thể nào sử dụng nó hoàn hảo như người bản địa được. Ta tính thử: Nguyễn Ái Quốc, năm 1932 đã qua đời vì bệnh lao (ông sinh năm 1890, tức lúc đó 42 tuổi), Hồ Tập Chương (sinh năm 1901, tức lúc đó 32 tuổi) được lập tức thay thế (cứ cho là đã có một viễn kiến không bình thường và ông này đã được dự trữ sẵn để thay thế), thì thời gian học tiếng Việt của Hồ Tập Chương cho tới khi mở lớp huấn luyện cho hội Thanh niên Cách mạng Đồng chí năm 1941 là 9 năm (giả định là chỉ có học tiếng mà thôi). Mờ lớp huấn luyện cho nhiều người Việt thì không thể bằng một thứ tiếng Việt không thông thạo được. Nhưng không một ai trong những người tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong thời kỳ ấy tỏ ra nghi ngờ ông không phải người Việt. Không một ai trong những người Việt thuần, ở sát bên ông Hồ Chí Minh trong công việc hàng ngày trong cuộc kháng chiến chống Pháp (9 năm) như Phan Mỹ, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Lưu, Lê Văn Rạng, Lê Giản, Trần Duy Hưng, Trần Hữu Dực…, và rất nhiều người khác nữa, có một chút nghi ngờ ông Hồ Chí Minh không phải là người Việt.

Tôi từng gặp nhiều người có năng khiếu xuất chúng về sử dụng ngoại ngữ, trong đó có hai người Trung Quốc nói tiếng Việt rất thông thạo là Văn Trang và Lương Phong. Văn Trang đại diện cho phân bộ Hoa Nam ĐCSTQ liên lạc với ĐCSVN, Lương Phong là cán bộ ngoại giao, sau này xếp hàng thứ sáu tính từ Giang Thanh là số 1 trong cuộc Đại cách mạng Văn hoá Vô Sản (thập niên 60 thế kỷ trước). Hai người này nói thạo tiếng Việt tới mức làm tôi ngạc nhiên. Nhưng đấy chỉ là cảm giác ban đầu, một lúc sau, khi câu chuyện mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, tinh tế hơn, tức thì họ ngắc ngứ, phát âm sai, hiểu sai. Ngay trong những người Hoa thuộc những thế hệ ra đời ở Việt Nam, lớn lên trên đất Việt, sống chung với người Việt từ tấm bé, ta vẫn nhận ra những nét khác biệt nào đó để ta biết họ không có nguồn gốc Việt. Trong khi đó thì chưa một ai bắt gặp ông Hồ nói sai hoặc hiểu sai tiếng Việt. Còn hơn thế, ông còn có thể bắt bẻ những cán bộ dưới quyền khi họ dùng từ ngữ sai. Những ví dụ về chuyện này nhiều, xin miễn kể.

Nhân vật Hồ Tập Chương của tác giả Hồ Tuấn Hùng là người Hakka (người Hẹ, hoặc Khách gia), là cán bộ hoạt động quần chúng của ĐCSTQ, chắc chắn phải nói được tiếng quan thoại (tiếng Bắc Kinh). Hồ Chí Minh (thật) thì lại không thông thạo tiếng ấy, và ông không giấu giếm điều này. Trong những cuộc gặp gỡ không trù liệu trước với các tướng Tàu như Lư Hán, Tiêu Văn, Long Vân… vào năm 1946, ông đều phải dùng bút đàm. Chuyện này nhiều người biết, và có được ghi lại đâu đó trong những hồi ký. Khi phải dùng quan thoại trong tiếp xúc ông thường phải dùng ông Nguyễn Văn Thuỵ (biệt hiệu Thuỵ Tàu) và Phạm Văn Khoa (biệt hiệu Khoa Tếu) làm phiên dịch.

Còn nhiều, rất nhiều, chứng cứ khác bác bỏ luận chứng của ông học giả Hồ Tuấn Hùng về một Hồ Chí Minh giả. Tôi có mặt trong buổi mừng thọ 60 tuổi ông Hồ Chí Minh tại thác Dẫng thuộc An toàn khu Việt Bắc, tôi lúc ấy 17 tuổi, mắt tinh, đầu tỉnh táo, xác nhận rằng hôm đó tôi đã gặp một người 60 tuổi thật, chứ không phải một người 49 tuổi là Hồ Tập Chương. Tôi cũng xác nhận rằng trong thói quen ẩm thực ông Hồ Chí Minh là người thích ăn các món ăn Việt Nam như canh riêu, cá kho khô, cà Nghệ muối xổi… và chưa bao giờ đòi hỏi người nấu ăn cho ông phải làm bánh bao, màn thầu, tỉm xắm… hay là thứ gì khác gợi nhớ tới ẩm thực Trung Hoa.

Chắc chắn sẽ còn nhiều người viết về Hồ Chí Minh-chính khách liên quan tới nhiều lĩnh vực: những giai đoạn hoạt động chưa được làm sáng rõ, lý do gắn liền với những bí danh vô số kế của ông, những người đàn bà trong đời ông, công và tội của ông trong thời gian làm chủ tịch nước VNDCCH vv… Nhưng đó là những chuyện khác, những đề tài khác.

Theo tôi nghĩ, chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu tên Hồ Tập Chương của học giả Hồ Tuấn Hùng là một tác phẩm giả tưởng tồi, không đáng để đọc, so với những chuyện giả tưởng của văn học Trung Quốc hiện đại như Ma Thổi Đèn, Mật Mã Tây Tạng…

(Bài viết này trung thực và tư liệu chính xác - 1 nhận xét)
---------------------
* Vũ Thư Hiên (18 tháng 10 năm 1933) là nhà văn Việt Nam, còn có bút danh là Kim Ân, từng đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988 với tác phẩm Miền thơ ấu. Ông là con trai của Vũ Đình Huỳnh - cận vệ, giúp việc, lễ tân trang phục, thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[1]... (theo Wikipedia).