* Sự thật nằm trong nhân dân

07:30 |
Phỏng vấn một người lái xe taxi
Nguyễn Tất Thịnh

Gần đây tôi ít khi tự lái xe mà hay đi taxi, thấy tiện hơn nhiều bề. Hơn nữa phát hiện thấy là hỏi chuyện những người này khiến mình hiểu ra khá nhiều điều về cuộc sống xã hội. Dần dà tôi chọn đi xe của vài anh tuổi trên bốn mươi một tí. Họ đều cần cù, lễ độ, ngay thẳng và rất đàng hoàng về tiền phí . Tôi thường hỏi rất ngắn và họ khi cởi mở thường nói khá dài. Tôi viết lại sửa chút ngữ pháp…nhưng hoàn toàn là sự thật về nội dung đối thoại…
Câu hỏi : Anh lái taxi cũng gọi là gặp thấy nhiều, anh nghĩ thế nào về cuộc sống ngày nay ?
Người lái taxi: Loại người như chúng tôi thì có giờ nào mà không phải nghĩ về cuộc sống. Nhưng ban đầu chỉ là cho... gọi là cố sao hàng ngày tùng tiệm được cơm áo của mình và gia đình, học tập của con…Sau dần cuộc sống cứ bắt mình phải nghĩ quá nhiều về những chuyện khác, thậm chí rất chi là to lớn nữa, chẳng hạn như về các ông quan lớn, về Chính phủ, về anh Mĩ hay thằng Tàu. Bọn tôi trước kia được tiếng hay cười xòa với nhau, nay hiếm lắm í… nếu có cười chỉ như mếu, hay như ma ám. Hỏi nhau chuyện nhỏ ti thôi, việc hôm nay kiếm được thêm mấy đồng rau cỏ, thì thế nào chỉ được chút xíu là nhảy sang đèo quẩy muôn điều bất mãn …có vẻ như ai ai cũng thế cả. Nhiều khi tôi cũng chở cả những vị tai to mặt lớn, là mình nhận thấy họ thế chứ cũng chẳng biết họ là giới quan chức hay maphia nữa, bọn họ cũng phun đầy xe những lời lẽ dị hợm gớm ghiếc mà làm cho tụi tôi sợ xã hội hơn cả những gì nhìn bằng mắt trên đường.

Câu hỏi : Trong nghề của mình anh có bắt gặp những chuyện hay không ? Có thể kể được chăng ?
Người lái taxi : Có chứ, cũng chả hiếm, nếu không thì mình cũng chết vì buồn nản mà bỏ nghề. Nói thật, con tôi được dậy là làm nghề phải có lý tưởng này nọ, chứ như bọn tôi biết rằng làm nghề thì trước hết phải cố có chút tiền mang về cho gia đình để nuôi được ý nghĩ đó của con nó, nhưng nếu không thấy điều hay thì nghề đó là chán nhất trên đời. Thích nhất là mình thấy điều hay ở chính mình. Chẳng hạn có bà nước ngoài khi xuống xe để quên điện thoại đẹp lắm trên ghế sau xe, rồi cứ thế đi, mình biết đằng nào mà tìm, đưa đến nới công quyền thì chả tin được là nó sẽ lạc đến đâu, lại cực phiền, thế là cứ đỗ xe ở đó đợi gần cả nửa tiếng, bà đó quay lại, tôi đưa lại. Bà ta mừng rỡ cảm ơn và cho tôi tờ 500 ngàn, tôi rút ví bẩn mình ra trả lại bà 400 tinh tươm và nói xin nhận của bà 100 vì phải đợi. Bà ấy nói gì dài lắm tôi không có hiểu. Thế thôi nhưng về kể lại cả nhà tôi cùng thích. Thích nữa là chở các... những cháu học sinh được bố hay mẹ đưa lên Thủ đô vào những dịp chuẩn bị thi cử , nghe họ dặn nhau toàn những điều tử tế, nỗ lực. Tôi cũng vẫn thế với con mình.

Câu hỏi : Anh có cảm thấy tình hình kinh tế gần đây như thế nào ? Ảnh hưởng đến anh như thế nào ?
Người lái taxi : Bọn tôi lái taxi , gần như tháng nào cũng có những cuốc xe chở người này người nọ đến những nơi người ta treo biển gọi là hội thảo tình hình kinh tế gì gì đó nhiều hơn trước lắm. Chúng tôi chả bao giờ được vào bên trong rồi, còn mua báo gọi là phí phạm, cũng không có tiền đâu mà lướt web để biết! Có hơi rỗi khách thì ngồi quán nước chà đá vỉa hè hóng hớt tí thông tin rơi vãi chả biết ngô khoai đến đâu, nhưng rõ là có rất nhiều chuyện lo âu hơn xưa. Chỉ thấy giá cả các loại lên không bao giờ quay đầu giảm, mà tiền phí giá phạt đa dạng lại tăng còn kinh khiếp hơn thế. Có lần một anh công an phạt xe tôi vi phạm, tôi xin bớt cho 1 trăm, anh ấy quắc mắt quát gằn cổ họng: bọn các người xin tao, nhưng tao không xin sếp được, thiếu 5 chục mang về cho đủ số là mai cám không dám mơ có mà ăn! Tôi nghe thế, rùng mình biết là tình hình kinh tế xã hội đã quá khó khăn lắm rồi! Lại nữa, thỉnh thoảng về thăm làng, được cái mừng là chưa bao giờ lũ con cháu nó được đi học khắp trung học, đại học nhiều như ngày nay…nhưng gần như tất ráo bọn chúng thất nghiệp…ruộng đồng chả còn bao, quay sang làm mấy cái nghề chả được như bọn tôi…thế thì hãi quá còn gì! Nhưng lòng luôn sinh nghi vì thấy ở Thủ đô vẫn có vẻ giàu, anh công chức quan chức nào cũng xênh sang quần áo béo tốt và nhà cao cửa rộng. Nên cũng không thực biết tình hình kinh tế nó ra sao ? Từ bé đến lớn hễ về làng vẫn mãi nghe các ông chủ tịch bí thư nói: chúng ta đang quá độ xây dựng cái chủ nghĩa gì đấy. Kinh tế có tăng chả đến lượt bọn tôi được hưởng, nếu giảm thì phải cố làm hơn thôi.

Câu hỏi : Gần đây chuyện Trung Quốc xâm lấn Biển Đông của nước ta, anh biết không và nghĩ gì?
Người lái taxi : Ở làng tôi, và khắp thôn xã khác mà anh em tôi sinh ra từ đó đi, toàn thấy đồ Tàu thôi…quạt này, rồi cơ man ga đệm, nồi cơm, đèn điện, quần áo, máy nông cụ, phân bón, thuốc đánh răng, điện thoại, hoa quả, cho đến phong bao lì xì, nến nhang nhấp nháy….gi gỉ gì gi cái gì cũng Tàu. Bọn tôi bảo nhau xưa nay dân đen chả biết các doanh nghiệp Nhà nước nó làm cái quái quỷ gì, nghe nói ngay điện thắp sáng ở làng cũng là điện nhập kéo về từ Tàu…Có chuyện gì xảy ra mà thằng Tàu nó không đưa hàng hóa vào nữa thì bọn tôi sẽ không có bao nhiêu thứ mà dùng. Còn cái anh dầu khí Nhà nước mình nếu nó khai thác được dầu ở Biển Đông thì bọn tôi không chắc được hưởng. Bọn người Tàu nó thỉnh thoảng bắt nạt cướp đồ nghề của ngư dân mình…thì chúng tôi không ra biển như họ nhưng vẫn tự thấy lũ bọn tôi và dân đen mình vẫn bị thế trên các nẻo đường đất liền nhà mình! Sợ chiến tranh lắm rồi. Đừng xảy ra! Gia đình tôi có một liệt sĩ và hai thương binh qua các thời kỳ…cũng chỉ để bọn tôi nay đến nước thế này đã gọi là phúc! Khổ! Nhưng bọn tôi luôn căm ghét cái lũ ỷ thế, dựa sức mạnh mà cướp của người khác. Tay bo với chúng không ngại, mà sợ cái thứ quyền lực chúng dựa vào để hiếp đáp mình vô tận. Bọn tôi không có thời gian mà đi biểu tình, nhưng cũng làm được vài điều tốt là đôi khi không lấy tiền xe của những người đi biểu tình, nhất là các bác cựu chiến binh. Điều này thì bọn tôi đoán chắc: nếu Tàu nó sang thì nghề taxi nó cũng để người Tàu chiếm hết, chả còn gì nữa của mình mà làm ăn, không khéo lại như Capuchia trước kia. Nhưng không xảy ra thế đâu! Còn hiện nay thì chả ai chết đói, cũng không phải ăn độn như xưa, chỉ trộn cơm hẩm với lổn ngổn cục tức thôi. Hê! hê!!!….

Câu hỏi: Anh có muốn nói hay hỏi lại tôi câu gì không?

Người lái taxi: Thế nhà anh nghĩ thế nào về điều những điều tôi vừa nói? Nhưng bọn tôi ghét cay ghét đắng cái lối nói kiểu trên nhà đài…chả hiểu nổi thực hư.
Tôi : Tôi hiểu về những điều anh nói và đang nghĩ về nó, nhưng anh là người nói sự thật! Hẹn gặp lại. Anh cầm lấy tiền xe. Cảm ơn!

* Kịch bản một cuộc chiến Việt-Trung

03:30 |

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, diễn tả kịch bản một cuộc chiến Việt-Trung mà ông cho là Việt Nam có nhiều bất lợi: http://bbc.in/RXdixb

"Một cuộc giao tranh theo tôi là khó xảy ra, nhưng nếu có, thì cuộc chiến đó sẽ không chỉ diễn ra trên một mặt trận như 1979."


"Năm 1979, Trung Quốc đã chủ trương không sử dụng không quân vì e ngại trước hệ thống phòng không rất mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc giao tranh trong năm 2014 sẽ diễn ra trên nhiều mặt trận, với sự tham gia của không quân, hải quân, bộ binh cho đến tàu ngầm và sẽ kết thúc rất nhanh."

"Hải quân Việt Nam chủ yếu tập trung ở Nha Trang và Đà Nẵng."

"Trung Quốc có thể tấn công các cứ điểm này rất nhanh chóng bằng thủy lôi, bằng không quân hoặc tên lửa hành trình từ chiến hạm và tiêu diệt hoàn toàn các hạm đội cũng như các cơ sở hậu cần của Việt Nam."

"Đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì nếu bị hư hại, tàu của Việt Nam có thể lui về cảng, thế nhưng nếu mất cảng, các chiến hạm sẽ không thể được tiếp nhiên liệu và sẽ trở thành vô giá trị."

"Bên cạnh đó, một cuộc chiến kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đứng trước câu hỏi là lấy nguồn tiếp tế vũ khí ở đâu? Việt Nam hiện có bao nhiêu nước sẵn sàng cung cấp những khí tài hiện đại cho họ?"

"Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc. Thậm chí nếu Nga muốn giúp thì cũng đã quá trễ."


* OBAMA GỌI ĐIỆN CHO TẬP CẬN BÌNH và....

04:27 |
TỔNG THỐNG MỸ OBAMA GỌI ĐIỆN CHO TẬP CẬN BÌNH

A Lô, chú TẬP phải không ?
Mấy thằng em nói, chú ngông quá trời !
Biển Đông, là của nhà người
Mà sao chú định, nuốt tươi cơ à !
Giàn khoan, tàu chiến đem ra
Chú hù chú dọa, như là trẻ con
Trong nước, chú vẫn om sòm
Hoa Đông chú quậy, chẳng còn chỗ chơi !
Phải chăng, chỗ chú lắm người
Đem ra thiêu bớt, thịt tươi máu hồng !
Việt Nam, cái nhọt trong lòng
Bao đời nhà chú, vẫn lồng lộn lên
Anh nhắc, để chú khỏi quên
Tham vọng quá lớn, là đền mạng nghe
Sách vở, chú học lại đê !
Mấy nghìn năm trước, chú về ngó nha...
Hỏi xem, Cụ Kỵ, Ông Bà
Bạch Đằng Giang đó, hồn ma bao người...
Hỏi xem, trận chiến Ngọc Hồi
Bao nhiêu thằng đã, bị mồi lửa thiêu...
Anh thề, anh chẳng nói điêu
Nghe trận Hàm Tử, Anh phiêu cả hồn
Thôi mà, đừng cậy... to con
Chạm vào bọn họ, chẳng còn răng đâu...
Bài học này, Anh vẫn đau
Lịch sử nước Mỹ, gột nhầu chẳng phai
Thôi Em, TẬP, chớ đùa dai
Anh đây cũng bực, đứng ngoài không yên
Chẳng nghe, đừng tưởng anh hiền
Mặt Anh nóng vụ, Triều Tiên lâu rồi
Biết là, núp bóng chú thôi....
Liệu hồn... bướng bỉnh, Anh chơi chú liền
Thôi nha ! Điện thoại tốn tiền
Nhớ lời Anh dặn...chẳng phiền thêm em

By...eeee!!!
Tác giả: Nguyễn Trung Kiên
HỌA BÀI THƠ TRÊN
CỦA NGUYỄN TRUNG KIÊN :


Chú Tập!chú có biết không?
35 năm trước chú khg nhớ à !
Chiến tranh biên giới xảy ra
Đem quân xâm lấn tưởng là nuốt tươi
Ai mà biết được lòng trời
Bị họ đánh trả tơi bời đáng thương
Tưởng rằng chú đã biết đường
Ăn năn hối cải bình thường làm ăn
Bây giờ xâm lấn biển Đông
Chú tưởng nơi đó là không người à ?
Biển đông là của người ta !
Nếu chú động đến chắc là không xong
Chú nhớ bài học đó không ?
Anh đây khuyên chú thôi đừng ngựa quen!
Bây giờ chú sẽ rút êm
Càng sớm càng tốt chớ nên kéo dài ...!!!..
Tác giả : Phạm Liên Kết 
THỦ TƯỚNG ĐỨC- BÀ MERKEL
Cách đây không lâu có tặng cho Tập Cận Bình một món quà lưu niệm đó là tấm bản đồ cổ của nước Trung Hoa không có in quần đảo Hàng Sa, Trường Sa và cũng không có Tây Tạng, Tân Cương, đã nói:
Chị nói cho chú biết !

Chị đây hơn tuổi chú
Thủ tướng mấy nhiệm kì
Dân Đức bầu cho chị
Còn chú, đảng bầu hi.

Chị nói cho mà biết
Đừng đực mặt thế kia
Đừng giả câm giả điếc
Chơi bẩn, chú nhất nhì.

Chú một vừa hai phải
Đừng ức hiếp láng giềng
Hàng xóm của nhà chú
Xem đi, có ai thương?

Từ Nhật, Hàn, Ấn Độ
Mianma, Việt Nam
Chú xỏ mũi vào cả
Cướp mãi chẳng rầy rà.

Đừng hòng qua mặt chị
Chú bày trò khoan dầu
Hơn ai hết chú biết
Còn lâu mới có màu.

Chú biết vùng biển ấy
Vừa sâu lại bão nhiều
Vốn bỏ ra một chục
Thu về vài đồng bèo.

Dầu, chú chơi đòn gió
Cái mà chú muốn là
Ép Việt Nam thế yếu
Bắt họ thần phục mà.

Bởi thế chị nói thật
Chú hơi bị ngu nhiều
Chú đẩy Việt Nam chạy
Như Nhật, Đài Mỹ theo.

Thế là chuốc lấy hoạ
Cả cửa ngõ Biển Đông
Đều bạn của Mỹ cả
Chú thành nằm trong chuồng.

Đừng chủ quan mãi nhé
Đừng khinh thường họ nghèo
Tung hết lực ra đánh
Thế nhà để ai coi?

Khôn hồn chơi cho đẹp
“Bốn tốt” họ để yên
“Mười sáu chữ” họ giữ
Với họ, vẫn hoà bình.

Đài Loan, hỏi bố chú
Hơn sáu mươi năm rồi
Từ hồi chú chưa đẻ
Trung quốc dám sờ đuôi?
Tác giả: ?
BÀ MERKEL BỔ XUNG:

Chú nói rằng Bắc Kinh
Không có gen xâm lược
Chị ngờ chú nói ngược
XÂM LƯỢC mới là GEN!
TG: Vu Song Thu
TẬP.... PHÂN BUA....

Hôm nay, nghĩ lại... ngậm ngùi
Em xin phát biểu mấy lời phân bua...
Vừa rồi,đầu óc lu bù
Mấy thằng ở dưới đặc khu, làm càn

Biết em bao chuyện lo toan
Tân Cương bom nổ, đì đoàng, em đau
Bác Ấn, tướng mới thật ngầu...
Nhật Bản thay luật, đối đầu với ai ???

Hàng hóa xuất khẩu chẳng like
Thu vào cũng giảm... .tiêu xài... bớt đi
Nội bộ, tranh đoạt chia ly
Chơi em... phá bĩnh... nên đi cướp dầu

Tuy rằng, mang tiếng to đầu
Nhưng mà quyền lực, cũng đâu có tròn
Chỉ là chịu báng, chịu đòn
Ăn chia chúng nó, chẳng còn phần em...

Chị trách, đừng quá lời nghen..
Em đây cũng đã nhiều phen... nhục rồi
Biển Đông biết khó nuốt trôi
Nhưng mà đã chót... nên hơi khó à

Tiến lên... thì khổ quá ta
Rút về... nói thật, chẳng sa cũng chầy
Thôi thì, em định bầy hầy
Chờ xem dư luận, đảo xoay cũng vừa

Tiền em ... ngân khố hơi thừa
Vài ngày quấy quả, cũng chưa mùi gì...
Tâm em cũng lắm sầu bi
Nếu mà không thuận... Châu Phi em chuồn

Mấy nhời phân giải hơi buồn
Mong là Quốc Tế, định khuôn cho vừa
Đại Dương rộng lớn... hơi thừa
Hai phần em chiếm cũng chưa thấm gì !!!

Bây giờ.... mới thấy ngu si
Chờ em một chút, em đi trải lòng
Bữa rồi... luôn bi Tăng Xông
Thuốc thang chẳng đỡ... đành phòng... mấy... bi
TG: Nguyễn Trung Kiên
BÀ MERKEL:

Chú cứ nấn ná nghĩ suy
Nán thêm tý nữa không về được đâu
Nghe chị hãy rút cho mau
Kẻo biển loang máu đầu rơi thì buồn
Trước sau chú cũng phải chuồn
Chú hãy nghe chị về luôn bây giờ.
Tác giả: Han Hue Vu


* Việt Nam, Nhật, Mỹ, ASEAN... cần gia tăng sức ép ...

08:39 |
VOV.VN - Cập nhật lúc: 17/05/2014 - 18:27,

Chuyên gia Nhật:
Việt Nam, Nhật, Mỹ, ASEAN... cần gia tăng sức ép để Trung Quốc bớt hung hăng trên biển
VOV.VN - Trung Quốc sẽ không ngừng sử dụng sức mạnh để thay đổi từng bước hiện trạng nhằm biến thành việc đã rồi.
Để đối phó lại, các nước cần xây dựng cơ chế để Trung Quốc hiểu rằng mình sẽ chịu thiệt hại khi hành xử vô trách nhiệm. Đó là nhận định của Giáo sư Narushige Michishita, Trưởng nhóm nghiên cứu các vấn đề an ninh và quốc tế thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản.


Phóng viên VOV phỏng vấn Giáo sư Narushige Michishita.

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về tình hình căng thẳng tại Biển Đông sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và các tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc gây hấn với các tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ? Theo ông, mục đích thực sự của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan là gì?

Giáo sư Michishita:
Như chúng ta đã biết, Nhật Bản cũng từng trải qua sự cố va chạm tàu với Trung Quốc tương tự như Việt Nam. Năm 2010, vụ việc giống như vậy cũng đã xảy ra tại vùng biển gần quần đảo Senkaku khi một tàu cá của Trung Quốc cố tình đâm vào tàu của Lực lượng tuần duyên Nhật Bản.

Khi đó, truyền thông Nhật Bản đăng tải những hình ảnh về vụ đâm tàu này. Giờ đây, khi chứng kiến sự kiện tàu Trung Quốc đâm tàu cảnh sát biển Việt Nam, người Nhật Bản nhìn chung đều có chung sự đồng cảm và chia sẻ quan điểm với Việt Nam.

Vậy thì mục đích đằng sau của hành động hạ đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là gì? Chúng ta cần lưu ý về thời điểm Bắc Kinh đưa ra quyết định hạ đặt giàn khoan này. Sự việc trên xảy ra ngay sau chuyến công du châu Á của Tổng thống Barack Obama, mang theo những cam kết của Mỹ và thể hiện mối quan tâm sâu sắc của Mỹ đối với vấn đề an ninh ở châu Á cũng như những quan ngại đang hiện hữu trong khu vực.

Động thái này của Bắc Kinh dường như là một phép thử đối với quan điểm an ninh của Tổng thống Obama. Washington cam kết sẽ đảm bảo an ninh cho châu Á vậy thì Trung Quốc muốn thử xem cam kết đó của Mỹ có hiệu lực đến đâu trước những thách thức an ninh mà Bắc Kinh đặt ra. Phải chăng là Washington không thể thực hiện được lời hứa của mình đối với các đồng minh ở châu Á.

Theo tôi, bản chất thực sự của những diễn biến vừa qua chính là việc Trung Quốc đang muốn thách thức những cam kết của Mỹ sau chuyến công du châu Á của ông Obama. Đó là điều khiến tôi thấy quan ngại hơn cả.

PV: Đến nay, Việt Nam hành xử khá kiềm chế mặc dù phía Việt Nam bị thiệt hại sau các vụ cố tình đâm va của tàu Trung Quốc. Ông đánh giá thế nào về sự kiềm chế của phía Việt Nam?

Giáo sư Michishita: Trong bối cảnh căng thẳng dâng cao như vậy nhưng Việt Nam vẫn giữ thái độ kiềm chế. Tôi đánh giá rất cao khả năng này của các bạn. Tuy nhiên, vấn đề mà tôi thấy quan ngại là liệu Trung Quốc có tận dụng sự kiềm chế này của Việt Nam để chuẩn bị cho một toan tính nào tiếp theo nữa hay không.

Các bạn càng hạn chế đưa ra các phản ứng tương ứng với sức ép mà Trung Quốc đặt ra thì sẽ càng khiến đối phương thừa cơ dồn vào thế bí.

Do vậy, theo tôi, trong lúc Việt Nam vừa phải duy trì thái độ kiềm chế trước những hành động hung hăng của Trung Quốc thì Hà Nội cần phối hợp với các nước liên quan mà trước tiên là Nhật Bản, Mỹ và ASEAN cùng thống nhất hành động và đưa ra những tuyên bố và động thái ngoại giao tương ứng đáp trả nhằm buộc Bắc Kinh phải xuống thang và giảm bớt những hành động hung hăng trên biển Đông.

PV: Ông có thể đưa ra một số dự đoán về diễn biến căng thẳng trên biển Đông hay không ạ? Liệu các vụ va chạm tàu và hành động hung hăng của Trung Quốc có leo thang thành xung đột hay không?

Giáo sư Michishita: Liên quan đến việc hai nước sẽ xử lý tình huống căng thẳng hiện nay ra sao, chúng ta có thể nhận thấy là cả Trung Quốc và Việt Nam đều tránh không đưa quân đội vào khu vực giàn khoan. Cả hai bên đều hạn chế đến mức tối đa mức độ can thiệp của quân đội vào điểm nóng này. Phía Việt Nam hiện đang ở vào thế bị hiếp đáp và tình trạng này cứ liên tục diễn ra, bắt buộc Việt Nam phải có động thái đáp trả. Tình thế như vậy sẽ kéo dài.

Một khi Cảnh sát biển Việt Nam không thể đối phó với tàu lớn của Trung Quốc và buộc phải đưa hải quân vào can thiệp. Khi đó Trung Quốc cũng sẽ viện cớ đưa quân đội vào để đối phó. Và đó thực sự là một nguy cơ tiềm tàng khiến căng thẳng leo thang.

Điều tôi lo nhất là Trung Quốc không ngừng sử dụng sức mạnh để thay đổi từng bước hiện trạng nhằm biến thành việc đã rồi. Cứ theo từng bước như vậy Trung Quốc sẽ thay đổi hiện trạng nhiều hơn nữa.

PV: Vậy, các nước nhỏ như Việt Nam cần có biện pháp gì để đối phó với chiến thuật đó của Trung Quốc?

Giáo sư Michishita:
Cách tiếp cận của Trung Quốc mang tính dài hạn với việc mở rộng từng bước từng bước vùng ảnh hưởng của mình. Để đối phó với cách tiếp cận đó của Trung Quốc, chúng ta cần từng bước nâng cao năng lực bảo vệ của bản thân, bao gồm năng lực quân sự, năng lực phòng thủ, năng lực của cảnh sát, năng lực chấp pháp trên biển, đồng thời mở rộng cơ chế hợp tác trên toàn khu vực bao gồm trên cả lĩnh vực an ninh lẫn ngoại giao.

Chúng ta cần xây dựng nhận thức chung trên toàn khu vực rằng không thể cho phép Trung Quốc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Chìa khóa ở đây chính là việc chúng ta phải xây dựng được một cơ chế hợp tác bao gồm cả hợp tác an ninh để dựa vào đó Trung Quốc sẽ phải chịu thiệt hại khi có các hành động vô trách nhiệm. Từng bước xây dựng cơ chế này là bài toán đặt ra cho chúng ta hiện nay.

Trong trường hợp cụ thể lần này, Việt Nam cần tận dụng việc kiềm chế, tránh xung đột với Trung Quốc để tạo ấn tượng với cộng đồng quốc tế là các bạn đang nỗ lực giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Việt Nam cần tích cực thông tin một cách thường xuyên và đầy đủ cho các nước trong khu vực.

Truyền thông Nhật Bản cập nhật đầy đủ các diễn biến, qua đó, người dân Nhật Bản và châu Á theo dõi những gì mà Trung Quốc đang làm. Từ đó, dư luận quốc tế sẽ có sự hiểu biết rõ ràng hơn những gì đang diễn ra trên biển Đông.

Nỗ lực này của Việt Nam sẽ gây sự chú ý của Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới rằng Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm và hành xử một cách có trách nhiệm trong khu vực. Theo tôi, đó chính là sức ép lớn nhất mà Việt Nam có thể tạo ra đối với Trung Quốc buộc Bắc Kinh phải hạ nhiệt căng thẳng.

PV: Vừa qua, ASEAN đã ra tuyên bố về vấn đề biển Đông theo đó kêu gọi các bên nên kiềm chế và tránh sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Ông đánh giá tuyên bố này có ý nghĩa như thế nào?

Giáo sư Michishita: Việc ASEAN đưa ra tuyên bố riêng về vấn đề biển Đông cho thấy một bước tiến lớn mà khu vực đã đạt được trong việc đương đầu với khó khăn chung. Trung Quốc gây ra căng thẳng ở biển Đông và tạo ra thách thức lâu dài đối với khu vực. Theo tôi, vấn đề này không chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn mà nó sẽ diễn biến dai dẳng.

Điều mấu chốt là Trung Quốc không chỉ gây rắc rối cho Việt Nam mà cả còn tăng cường sức mạnh và uy hiếp các quốc gia khác như Nhật Bản và Philippines. Do vậy, không chỉ tăng cường quan hệ ngoại giao mà các nước như Nhật Bản, Việt Nam cần siết chặt hợp tác quốc phòng để cùng tạo nên một đối trọng cần thiết trước sức ép ngày càng lớn của Trung Quốc.

Trong việc này, cá nhân Nhật Bản hay Việt Nam không thể tự giải quyết được mà cần hình thành một khối vững chắc toàn khu vực để đối phó với Bắc Kinh. Với ý nghĩa như vậy, vừa rồi Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản cần cho phép áp dụng quyền phòng vệ tập thể.

Quyền phòng vệ tập thể không chỉ là đảm bảo an ninh cho Nhật Bản mà còn có ý nghĩa lớn hơn, đó là đóng góp cho an ninh khu vực. Việc này sẽ tạo cho Nhật Bản một cơ chế mà ở đó Tokyo có thể hợp tác an ninh rộng rãi với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tôi tin rằng việc này sẽ hết sức có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện nay.

PV: Như vậy, nếu Nhật Bản cho phép sử dụng quyền phòng vệ tập thể, Nhật Bản có thể trợ giúp các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông như Philippines và Việt Nam hay không. Điều này có ảnh hưởng gì đến an ninh khu vực?

Giáo sư Michishita:
Như tôi đã đề cập, quyền phòng vệ tập thể mà Nhật Bản đang xúc tiến thông qua có một ý nghĩa quan trọng vào thời điểm này. Tokyo có thể phối hợp với Việt Nam và các nước để cống hiến tích cực cho an ninh ở khu vực và cùng thực hiện các hoạt động đảm bảo an ninh.

Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại hiện hữu không ít những khó khăn. Lý do là vì nếu Nhật Bản công khai hỗ trợ Việt Nam có thể khiến Trung Quốc có những động thái đáp trả nhằm vào Nhật Bản.

Ngoài ra, Tokyo sẽ vấp phải không ít trở ngại từ phía những nhân vật trong chính giới có quan điểm trái chiều.

Để tránh việc này, Nhật Bản có thể từng bước hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh. Hai bên có thể bắt đầu từ các hoạt động nhỏ lẻ như giao lưu nhân sự, xây dựng năng lực quân sự, hỗ trợ các trang thiết bị hay tập trận ở quy mô nhỏ. Tôi cho rằng tốt hơn cả là hai nước cần thúc đẩy hợp tác dần dần và từng bước xây dựng quan hệ song phương một cách vững chắc.


* Mỹ đã làm gì để ngăn sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông?

06:14 |

Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters 
 
Có ý kiến cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy đã có được một số bước tiến nhất định trong việc ngăn cản sự hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế, BBC nhận định trong bài xã luận hồi giữa tuần này.
Bằng chứng rõ ràng là Bắc Kinh chỉ “án binh” cho đến khi ông Obama rời khỏi khu vực, BBC bình luận.

Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du châu Á, Trung Quốc đã đem ngay giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương 981) vào vùng biển Việt Nam.

Trung Quốc còn gửi theo 80 tàu, gồm một số tàu chiến, hộ tống giàn khoan và đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu thuyền của Việt Nam, đồng thời trắng trợn tuyên bố Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế.

Mỹ phản ứng bằng tuyên bố từ bộ ngoại giao, cáo buộc đây là hành động “khiêu khích và không có lợi” cho an ninh khu vực, đồng thời nói thêm rằng “chúng tôi quan ngại sâu sắc về hành vi nguy hiểm và hăm dọa bằng tàu thuyền” của Trung Quốc.

‘Quan ngại’

Bộ ngoại giao Mỹ cũng đã phản đối vụ ngư dân Trung Quốc săn bắt trái phép rùa biển tại Philippines.

“Trong bối cảnh Mỹ đang phối hợp với cộng đồng quốc tế để chống nạn săn bắt động vật hoang dã, chúng tôi quan ngại trước tình trạng tàu thuyền Trung Quốc săn bắt rùa biển, loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng”, BBC dẫn lời một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Mỹ phát biểu.

BBC bình luận vụ việc này không căng thẳng như vụ giàn khoan và chiến tranh thường bùng nổ vì dầu nhiều hơn là vì động vật quý hiếm, nhưng các sự việc nói trên khiến người ta liên tưởng đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Mỹ hiện có quan hệ quân sự với Philippines và Nhật Bản. Hiện vẫn có nhiều hoài nghi lớn trong khu vực về mức độ can thiệp quân sự mà Mỹ có thể dùng khi bị buộc phải phản ứng, nhưng ông Obama đã hứa sẽ đứng về phía 2 nước này.

Tổng thống Mỹ cũng đã cam kết bảo vệ các nước vùng Baltic trước cuộc khủng hoảng Ukraine vì họ là thành viên NATO. Ukraine, trong khi đó, lại không thuộc NATO, BBC nhận xét.

Tương tự, Mỹ cũng không có thỏa thuận hợp tác quân sự với Việt Nam, hãng tin Anh cho hay.

Đó là lý do vì sao các nhà ngoại giao ở Washington cho rằng căng thẳng ở biển Đông có thể giống với cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ có thể sẽ phản đối ầm ĩ, nhưng sẽ không đưa ra hành động gì nhiều hơn thế, BBC bình luận.

Hoàng Uy

NÊN BIẾT
Bị tấn công dồn dập, Trung Quốc triển khai tuần tra vũ trang
Căm phẫn trước hành động ngang ngược của Trung Quốc
Trung Quốc điều tàu hộ vệ tên lửa đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái p …
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả
Giới trí thức Việt Nam ra tuyên bố phản đối Trung Quốc

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tàu Trung Quốc tấn công vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả thích đáng
Người dân tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
Máy bay tiêm kích TQ xâm phạm không phận Việt Nam
Đường phố Tokyo vang tiếng phản đối Trung Quốc
Trung Quốc điều hàng chục tốp máy bay đến khu vực giàn khoan 981
Việt Nam sẽ làm gì nếu Trung Quốc không rút giàn khoan?




 




 
 


* SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT VỤ “TÀU SÂN BAY KHOAN DẦU” HD981 CỦA TRUNG QUỐC XÂM PHẠM VIỆT NAM

08:46 |
Mới đây, trên trang fanpage Na Son Photographer cho đăng tải một “câu hỏi” với mục đích chỉ trích việc Việt Nam không đưa “tàu ngầm lớp hộ vệ” ra ngăn chặn HD981 với nội dung như trích dẫn dưới đây:

“Một cái giàn khoan semi-sub tối tân nhất như cái trong hình này nếu tự chạy thì có thể đạt tối đa 3 hải lý/giờ. Nếu có tàu dịch vụ kéo (tug boat) thì tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn đôi chút và khó vượt được 7 hải lý/giờ do kích thước to lớn cồng kềnh của nó.


Cái giàn CNOOC Hải Dương-981 của Tàu chắc cũng không thể di chuyển nhanh hơn. Vậy là trong mấy ngày trước nó được đưa vào biển Đông rất chậm rãi, từ từ. Nhà cháu chả hiểu khi ấy mấy cụ Đinh Tiên Hoàng (lớp hộ vệ Gepard gì đó hiện đại kinh khủng lắm) hay mấy cụ "hố đen" Hà Nội, TPHCM... đang ở đâu mà không ra cản nó lại? Tiền hàng tỷ USD của dân nhà cháu còng lưng bỏ ra không nhẽ chỉ để các cụ lượn quanh quân cảng để cho đám nhà báo chụp hình đăng bài khích lệ tinh thần?!”

Mình cho rằng đây là một câu hỏi ngô nghê, thiếu hiểu biết trầm trọng về Luật biển, Công ước Quốc tế về Luật biển; đồng thời đang đánh tráo khái niệm để kích động chỉ trích bằng những điều không thật.

Trước khi đi sâu phân tích, mình cần phải nhấn mạnh rằng vấn đề chủ quyền Biển đảo là rất phức tạp, việc xác lập và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán liên quan cũng phát sinh nhiều phức tạp. Vì thế, nội dung dưới đây sẽ chỉ đề cập theo hướng bình dân hoá và đơn giản hoá khái niệm. Trong một số trường hợp, có những quy định chi tiết quá phức tạp đi kèm đã được mình che lấp đi nhưng đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nội dung cần diễn đạt và không làm sai lệch tinh thần về mặt luật pháp.

1- CÁC THUẬT NGỮ NHẤT QUYẾT BẠN CẦN NẮM RÕ


>>> Khi bạn làm chủ một “mỏm đất”, bạn có chủ quyền với “mỏm đất” này. Nếu “mỏm đất” này là đất liền, chúng ta có chủ quyền với vùng đất liền. Nếu “mỏm đất” này là đảo, chúng ta có chủ quyền với đảo. Bất kể đó là đảo nổi (luôn luôn có phần nổi trên mặt nước kể cả khi thuỷ triều dâng lên cao nhất), đảo chìm, đảo nửa nổi nửa chìm hay bãi đá - bãi cạn.

>>> Vì một vùng đất thì rất méo mó, lô nhô chứ không phải hình tròn, hình vuông, tam giác hay tóm lại không phải được vạch ra bởi các đường thẳng, nên để xác định chủ quyền, người ta phải vẽ ra một đường biên gồm nhiều đường thẳng liền nhau bao vùng đất này lại. Các đường này gọi là đường cơ sở.

>>> Với các quốc gia ven biển như Việt Nam, khi vẽ đường cơ sở để bao vùng đất ven biển lại thì sẽ xuất hiện những vùng tiếp giáp nằm trong đường biên đất liền uốn éo với đường cơ sở thẳng thắn ở phía ngoài. Vùng “chêm vào” này được gọi là vùng nội thuỷ. Chúng ta có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với vùng nội thuỷ.

>>> Chủ quyền tức là thể hiện vai trò sở hữu. Quyền chủ quyền là thực thi các quyền với khu vực thuộc sở hữu của mình, không cho thằng khác tự nhiên tới chiếm. Quyền tài phán là quyền làm trọng tài phán quyết, hiểu nôm na là quyền được làm ông nội thằng khác khi nó hiện diện trong vùng đó. Thí dụ ở quốc gia mày, thuỷ thủ được cởi truồng, nhưng qua tới khu vực mà tao có quyền tài phán thì tao phán quyết thuỷ thủ nhà mày không được cởi truồng, mày phải kêu chúng nó mặc quần áo vào.

>>> Sau khi được bao bọc lại bởi các đường cơ sở thẳng để xác lập vùng nội thuỷ, chúng ta “nới rộng” ra 12 hải lý để xác định vùng lãnh hải. Đây là vùng chúng ta có “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán” trong khi các quốc gia khác có “quyền qua lại không gây hại”. Tức là nếu Trung Quốc, Nga, Nhật, Mĩ… họ đưa tàu của họ lượn qua lượn lại CHỈ để “thăm quan” thì chúng ta không có quyền đánh đuổi, đe doạ hay ngăn cản. Họ cũng chẳng cần phải xin phép. Trừ khi chúng ta phát hiện ra họ có những vấn đề làm phương hại đến chủ quyền của chúng ta thì chúng ta thực thi “quyền chủ quyền” để đuổi họ đi chỗ khác chẳng hạn.

>>> Từ vùng lãnh hải, nới rộng ra tiếp 188 hải lý (hay 200 hải lý tính từ đường cơ sở) là vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển mà chúng ta có quyền chủ quyền để thực hiện các việc như đánh bắt tôm cua cá mực, hút dầu hút cát, lắp đặt máy phát điện bằng sức gió, sức biển… Chúng ta đồng thời có quyền tài phán để cho hay không cho thằng khác làm những việc này. Trung Quốc không được đánh bắt tôm cua cá mực, không được hút dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc (và tất cả các quốc gia khác) được quyền tự do cho tàu chạy tới chạy lui (tự do hàng hải), cho máy bay lượn qua lượn lại (tự do hàng không) và Tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp (thí dụ để kéo Inernet từ đất liền xuyên qua đại dương chẳng hạn).

Như vậy, việc HD981 thực hiện một hành trình “xuyên qua” vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không thấy ông tàu ngầm nào ra ngăn cản là chuyện đương nhiên. HD981 chỉ không có quyền cắm vòi của nó xuống vùng này để hút dầu, bắt cá mà thôi. Thậm chí đừng nói là vùng đặc quyền kinh tế rộng tới 200 hải lý, nếu coi HD981 là một “du thuyền để các chân dài tắm nắng và ngắm cảnh” thì nó còn có thể tiến vào và chạy qua chạy lại vùng lãnh hải 12 hải lý ngay sát sườn của Việt Nam mình đấy chứ.

Thế nên “câu hỏi” trên fanpage Na Son Photographer đặt ra thực sự rất ngô nghê.

Để dễ hình dung, có thể coi lãnh thổ Việt Nam như một ngôi nhà. Phần tiếp giáp với biển là cửa nhà. Thế thì lãnh hải là cái mí cửa. Chúng ta “mặc nhiên” hiểu rằng mí cửa nhà mình... là của nhà mình! Ông hàng xóm không thể ngồi ở cái mí cửa nhà mình được, nhưng đi qua đi lại dẫm thẳng lên cái mí cửa đó cũng chẳng sao.

Còn vùng đặc quyền kinh tế có thể coi là cái “vỉa hè”. Chúng ta cũng thường mặc nhiên hiểu rằng chúng ta có quyền ra bán bún ở vỉa hè trước cửa nhà mình, trong khi dân tình vẫn chạy tới chạy lui chạy qua chạy lại.

Như vậy, việc duy nhất mà chúng ta có thể làm khi Trung Quốc đưa HD981 xuống Biển Đông và tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta đó là đi theo nó và giám sát nó thật chặt. Để đảm bảo nó vẫn được “tự do đi lại” nhưng không được đánh bắt, không được thò cắm cái gì xuống vùng biển đó. Nếu thấy nó tự nhiên “đứng lại” một lúc lâu thì phải coi là việc bất thường và đề nghị… đi tiếp. Bởi vì trong thực tế, ông hàng xóm đi qua và đứng lại vỉa hè nhà bạn cũng có thể là do quần bị tụt, dép bị đứt, chân bị đau… chứ không phải ông đó cứ đứng lại là chuẩn bị bỏ bàn bỏ ghế xuống mua tranh bán cướp của chúng ta vài tô bún.

Trong thực tế, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và hải quân Việt Nam vẫn làm việc này từ trước đến nay như vậy. Chẳng có gì để mà chê trách. Và còn một thực tế nữa là Trung Quốc mới “đánh tiếng” về việc sẽ cho HD981 đứng ì cù lì ra đó và chuẩn bị chọc vòi xuống khoan dầu chứ việc này chưa diễn ra. Như vậy, làm gì có chuyện Việt Nam tự nhiên mang tàu ngầm tên lửa gì ra ngăn chặn hay bắn phá? Việt Nam chỉ nên điều tàu hải quân, cảnh sát biển ra xua đuổi kết hợp với phản đối ngoại giao và đánh động dư luận quốc tế mà thôi (Việt Nam đã làm rồi).

Hãy thử tưởng tượng, một bà quang gánh bán bún dạo đến vỉa hè nhà bạn và tự nhiên đứng lại bạn sẽ làm gì? Vén quần ra chửi “eh con chết bờ chết bụi kia, sao mày bán bún trước cửa nhà bà, gánh ngay đi chỗ khác bán nhé, không được bán ở đây đâu” hay bạn xuống bếp vác dao bầu lên xiên chết người ta?

Nhưng câu hỏi lớn nhất đặt ra ở đây là bạn (và chúng ta) sẽ phải làm gì nếu “cái con chết bờ chết bụi” kia cứ nhất quyết không đi? Và sau đó lại cố tình hạ quang gánh xuống bán bún ở ngay trước cửa nhà mình? Cá nhân tôi thì cho rằng nếu nó chỉ đứng đấy, tôi chửi mà không được thì tôi mang nước ra tôi xịt, tôi xuỳ chó ra xua đuổi thậm chí phải “dùng vũ lực” để dùng tay, dùng vai, dùng đít hất, đẩy, dúi nó xuống lòng đường. Còn cuối cùng nó nhất quyết nằm ra ăn vạ hoặc cứ cố tình hạ quang gánh xuống bán bún thì sẽ phải có đánh nhau thôi chứ đâu còn con đường nào khác!

NHƯNG CẦN PHẢI NHẤN MẠNH MỘT LẦN NỮA RẰNG HIỆN TẠI THÌ “CON QUANG GÁNH” KIA MỚI ĐỨNG LẠI VÀ “DOẠ” LÀ SẼ BÁN HÀNG CHỨ THỰC TẾ NÓ CHƯA LÀM GÌ CẢ.

Như vậy, phát biểu của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/5 rằng “Việc Trung Quốc đưa giàn khoan [tới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam] là một hành động khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực” là chính xác. Đây không phải là phát biểu “tỏ ra thận trọng” như một số tờ báo bình luận. Đây là phát biểu rất đúng với tình hình hiện tại. Xét về mặt luật, con chết bờ chết bụi kia được quyền đi qua vỉa hè nhà mình, được quyền đứng lại hóng gió. Nhưng tự nhiên nó lại gánh gồng bếp, nồi, bún, cá… tới đứng đó và nói rằng chỉ để đi qua đi lại là quá lẻo mép, lươn lẹo và đang muốn khiêu khích còn gì nữa!

2- TẠI SAO TRUNG QUỐC “NGANG NGƯỢC” TUYÊN BỐ SẼ HÚT DẦU Ở VỊ TRÍ NEO ĐẬU HIỆN TẠI?

Chỗ mà HD981 đang neo đậu nằm gần “đảo” Tri Tôn, một “đảo” nằm trong vùng đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực ăn cướp của Việt Nam và chiếm đóng trái phép (dù vậy, Việt Nam vẫn trước sau như một tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi với tất cả các đảo này).

Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền với Tri Tôn / Hoàng Sa (của Việt Nam) nên có quyền chủ quyền với vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh và đang nỗ lực nới rộng 200 hải lý xung quanh cụm đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam ra thành vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Việc hung hăng “doạ” sẽ chọc vòi khoan của HD981 xuống vùng này là để bằng mọi cách hợp thức hoá vùng đảo đi ăn cướp, rồi hợp thức hoá luôn “lãnh hải” và “đặc quyền kinh tế” của vùng này. Trong khi cần phải nhấn mạnh rằng Tri Tôn vốn là bãi đá ngầm chứ không phải là đảo, càng không phải là đảo phù hợp cho người ở cho nên dù có trắng trợn ăn cướp và tuyên bố chủ quyền ăn cướp, Trung Quốc cũng không có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng này. Nhất là khi nó lại đang “chồng lấn” vào vùng đặc quyền kinh tế ĐƯƠNG NHIÊN VÀ KHÔNG TRANH CÃI của Việt Nam (nếu theo lý sự cùn về “chủ quyền ăn cướp” mà Trung Quốc tạm thời đang nắm giữ bất hợp pháp).

Tức là, bằng việc chọc vòi khoan của HD981 xuống vùng biển gần Tri Tôn, Trung Quốc sẽ hiện thực hoá được các ý đồ theo bậc thang từ cao xuống thấp như sau:

1- Cố gắng liên kết các đảo/bãi đá thuộc vùng đảo Hoàng Sa vào thành một cụm (trong khi các điều kiện tự nhiên, địa lý không cho phép làm vậy). Để từ đó coi “cả cụm” Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.

2- Khi xác lập chủ quyền “cả cụm” như vậy, Trung Quốc sẽ tiến tới đớp luôn 12 hải lý xung quanh làm lãnh hải cho “cụm đảo Hoàng Sa”.

3- Tiếp đó, Trung Quốc liếm lốt 188 hải lý bên ngoài thành “Đặc quyền kinh tế” của mình.

4- Hợp thức hoá vùng đảo đi ăn cướp trở thành chủ quyền hợp pháp. Qua đó hô biến vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (và các nước khác) biến thành vùng chồng lấn và chanh chấp.

5- Khi liên kết được các đảo/bãi đá ở vùng Hoàng Sa thành “một cụm” Hoàng Sa, chắc chắn Trung Quốc sẽ làm tương tự với Trường Sa, vì nước này đã ăn cướp nhiều đảo/bãi đá của Việt Nam ở vùng Trường Sa. Trung Quốc sẽ mở rộng lãnh hải, đặc quyền kinh tế ở “cụm Trường Sa” và dựa vào đó để lấn chiếm về mặt kinh tế, sau đó là về mặt lãnh hải với các đảo mà Việt Nam hiện đang quản lý và tuyên bố chủ quyền ở vùng Trường Sa.

6- Hợp thức hoá đường lưỡi bò 9 đoạn và liếm trọn Biển Đông.

3- VIỆT NAM CÓ THỂ LÀM GÌ LÚC NÀY?


Trong khi Việt Nam chỉ xây dựng được giàn khoan ở các mỏ Bạch Hổ, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Mỏ Đại Hùng… là những giàn khoan “cố định” thì Trung Quốc có một “tàu sân bay khoan dầu”. Cái phương tiện này nguy hiểm ở chỗ nó không đứng yên một chỗ như giàn khoan của chúng ta mà nó “như một cái tàu” nên được quyền đi lại. Tại vì Trung Quốc không thể mỗi ngày mang một cây sắt, một cục bê tông vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để xây dựng đến khi thành hình một cái giàn khoan mà không gặp phản ứng gì. Nhưng họ lại có quyền bê một “cái tàu giàn khoan” đi lại tự do trên biển. Có thể coi đây là “Lợi thế cạnh tranh cốt lõi” dựa trên tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật của Trung Quốc mà chúng ta thực sự bó tay.

Chúng ta chỉ có thể “đối phó” bằng cách nâng cao năng lực tuần tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn sớm cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và hải quân Việt Nam để sẵn sàng phương án xua đuổi “con quang gánh” chết bầm kia thôi.

Bên cạnh đó, về mặt ngoại giao và truyền thông, Việt Nam cũng nên thay đổi chiến lược, cần làm rõ cho dư luận Quốc tế hiểu rằng Hoàng Sa là một vùng đảo có nhiều đảo lớn nhỏ và bãi đá khác nhau. Để qua đó ngăn chặn việc hợp nhất cụm đảo, ngăn chặn việc bành trướng lãnh hải và đặc quyền kinh tế trong vùng đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc ăn cắp trắng trợn của Việt Nam. Cũng như cần phát đi thông điệp mạnh mẽ để các quốc gia khác nhận thức rằng việc HD981 khoan dầu tại vùng biển gần Tri Tôn không phải chỉ là vấn đề xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà là dã tâm hợp thức hoá đường 9 đoạn. Nếu điều này xảy ra, tất cả các quốc gia có quyền lợi liên quan và đang có tranh chấp chủ quyền đảo đều bị thiệt hại không thể cân đong đo đếm được.

Và cuối cùng, với chúng ta, những người trẻ, có học thức và khả năng suy xét đúng sai, hãy trang bị kiến thức cho bản thân để hiểu rõ bản chất vấn đề. Hãy đừng ném đá và chỉ trích một cách ngô nghê nữa.

((( Nguyễn Ngọc Long Blackmoon - Founder Truyền thông Trăng Đen - Học từ nguyên lý, Hiểu từ gốc rễ )))

>>> ĐỌC THÊM

+ TRƯỜNG SA – HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ – http://on.fb.me/13LmNSu

+ KHÔNG YÊU NƯỚC BẰNG MÁU CỦA BẤT CỨ NGƯỜI NÀO – http://on.fb.me/13FuyJp

+ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ DANH – http://on.fb.me/10MfiGp

+ SỰ TÍCH PHAN VINH – http://on.fb.me/10MflSI

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P1 – http://on.fb.me/10MfkxY

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P2 – http://on.fb.me/10Mfrts

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P3 – http://on.fb.me/10Mftla

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P4 – http://on.fb.me/10Mfu8H

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P5 – http://on.fb.me/10MfvcL

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P6 – http://on.fb.me/10MeXnk

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P7 – http://on.fb.me/10Mfzt6

* Tổng thống Liên bang Nga Putin thăm Việt Nam 12.11.2013

19:33 |
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 12/11.

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sinh ngày 7/10/1952 tại thành phố Leningrad. Ông tốt nghiệp Khoa luật trường Đại học Tổng hợp quốc gia Leningrad và là Phó Tiến sỹ kinh tế, thông thạo tiếng Đức, giao tiếp bằng tiếng Anh.

Năm 1975, ông được cử vào làm việc tại Cơ quan An ninh quốc gia. Từ năm 1985-1991, ông công tác tại Cộng hòa dân chủ Đức. Từ năm 1991-1996, công tác tại chính quyền thành phố Saint Petersburg, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quan hệ đối ngoại của Thị trưởng, sau đó là Phó Chủ tịch Chính phủ Saint Petersburg, Phó Thị trưởng thứ nhất Saint Petersburg, phụ trách quan hệ đối ngoại của thành phố.

Năm 1996, ông chuyển công tác tới Moskva, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tài chính quản trị của Tổng thống Liên bang Nga.

Ngày 26/3/1997, ông được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga. Tháng 5/1998, làm Phó Chánh Văn phòng thứ nhất Tổng thống Liên bang Nga, phụ trách công tác địa phương. Tháng 7/1998 là Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga. Tháng 5/1999, ông là Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga.

Ngày 16/8/1999, ông được Tổng thống bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga. Ngày 31/12/1999, ông được bổ nhiệm làm Quyền Tổng thống Liên bang Nga; ngày 26/3/2000 được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga (nhiệm kỳ 1); ngày 14/3/2004, được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga (nhiệm kỳ 2).

Tháng 5/2008-3/2012, ông là Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga. Ngày 4/3/2012, được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga (nhiệm kỳ 3). Ngày 7/5/2012, ông nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga.

Tháp tùng Tổng thống Liên bang Nga V.V.Putin có ngài Sergey V.Lavrov - Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga; ngài Yury V.Ushakov - Trợ lý Tổng thống Liên bang Nga; ngài Andrey G.Kovtun - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ngài Sergey E.Donskoy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga; ngài Dmitry V.Livanov - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và khoa học Liên bang Nga; ngài Vladimir R.Medinsky - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga; ngài Nikolay A.Nikiforov - Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Liên bang Nga; ngài Alexander V.Novak - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Liên bang Nga; bà Veronika I.Skvortsova - Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Nga; ngài Alexey V.Ulyukaev - Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga.

Tham gia đoàn còn có ngài Andrey A.Krainy - Trưởng Cơ quan Liên bang về ngư nghiệp; ngài Alexander V.Fomin - Trưởng Cơ quan Liên bang về sự hợp tác kỹ thuật quân sự; ngài Savva V.Shipov - Trưởng Cơ quan Liên bang về việc công nhận chất lượng; bà Anna Yu.Popova - Quyền Trưởng Cơ quan Liên bang về giám sát trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh con người; ngài Arkady V.Bakhin - Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga; ngài Maxim A.Travnikov - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga; ngài Sergey I.Shmatko - Đặc phái viên của Tổng thống Liên bang Nga về sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; ông Vladimir P.Buyanov - Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Nga-Việt, Hiệu trưởng Học viện Moskva kinh tế và pháp luật .

Theo Vietnamplus

Lịch trình của Tổng thống Nga V. Putin trong chuyến thăm Việt Nam

Thứ ba 12/11/2013 12:25
Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp Tổng thống Putin

Sáng nay, vào 7h30 ngày 12/11, Tổng thống Nga V. Putin đã đáp máy bay tại sân bay Nội Bài - Hà Nội, chính thức bắt đầu chuyến thăm kéo dài một ngày ở Việt Nam. Trong thời gian chuyến thăm ngắn ngủi, ông có một lịch trình làm việc khá dày đặc. 

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón tiếp Tổng thống Nga V. Putin tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, sáng ngày 12/11/2013.

Theo lịch trình, khi đến Việt Nam, Tổng thống Putin tới viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Lễ đón chính thức Tổng thống Nga diễn ra tại Phủ Chủ tịch. Sau đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Putin có một cuộc gặp hẹp và hội đàm chính thức. Ngay sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo sẽ chứng kiến hàng loạt các lễ ký kết cũng như văn kiện hợp tác quan trọng.

Chiều ngày 12/11, Tổng thống Putin sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chiều tối cùng ngày, Tổng thống Putin sẽ tham dự lễ khai mạc Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam, sau đó sẽ dự triển lãm ảnh về mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga. Buổi tối, ông sẽ có mặt trong buổi tiệc chiêu đãi cấp nhà nước chào mừng chuyến thăm lịch sử do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tổ chức.

Cuối ngày, ông sẽ rời Hà Nội, đáp máy bay lên đường sang Seoul (Hàn Quốc), tiếp tục chuyến công du 3 nước châu Á.

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin nhằm thể hiện sự coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam đã được hai nước nâng cấp trong một văn kiện ký kết năm 2012. Đồng thời, chuyến thăm sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực cũng như thể hiện tiếp tục phối hợp hành động và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Các ưu tiên cụ thể trong chuyến thăm bao gồm: Thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do FTA giữa Việt Nam với liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan; thúc đẩy dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; xúc tiến thành lập trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân; đẩy mạnh thành lập các liên doanh để khai thác dầu khí tại Nga và Việt Nam.

Hai nước cũng sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Hôm 7/11, lễ bàn giao kỹ thuật tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên cho hải quân Việt Nam đã diễn ra tại Nga. Chiếc tàu có tên Hà Nội sẽ về tới Việt Nam vào đầu năm sau.

Về khoa học giáo dục, dự kiến hai bên sẽ thảo luận về việc xây dựng đại học nhân văn Nga - Việt ở nước Nga; về hướng sử dụng khai thác hệ thống định vị toàn cầu Glonass. 

Minh Anh

* Giới thiệu đọc thêm bài liên quan Tổng thống Putin:

Tổng thống Putin viết về mối quan hệ Nga – Việt trong tương lai
Hành trình đến điện Kremlin của Tổng thống Nga V.Putin
10 sự thật chưa từng tiết lộ về Vladimir Putin
Chùm ảnh về mối quan hệ Putin – Obama
Ba lần ông Putin tới thăm Việt Nam
Chùm ảnh đáng yêu của Tổng thống V.Putin với các loài động vật
Chùm ảnh Tổng thống Nga Putin tự tin khoe ‘tài lẻ’
Putin qua mặt Obama trở thành "Người quyền lực nhất thế giới" 2013
Tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm VN của ông Putin

ẢNH TỔNG THỐNG NGA V.PUTIN THĂM VN 12.11.2013
Lê đón chính thức
Duyệt đội danh dự

Tổng thống Putin hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chiếc Mercedes-Benz S-Class limousine chở Tổng thống Putin.
Đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
TT Putin chỉnh vòng hoa mang Quốc kỳ Nga trước khi vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổng thống Putin hội kiến với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng.

* Hãy trả lại tuổi thơ cho em

02:36 |

Dường như tuổi thơ của Issa đang bị đánh mất từng ngày khi cậu bé 10 tuổi này phải bỏ học giữa chừng để trở thành một công nhân trong xưởng sửa chữa vũ khí của quân nổi dậy Syria.

Không khó để nhìn thấy những người dân ở Syria đã phải chịu đựng như thế nào trong suốt 2 năm xảy ra nội chiến, đặc biệt là giữa những tranh luận nảy lửa về một cuộc can thiệp của Mỹ và đồng minh có thể xảy ra.

Cho dù cộng đồng quốc tế có can thiệp hay không, cuộc sống của nhiều người Syria sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian dài. Hơn 110.000 người đã thiệt mạng từ tháng 3 năm 2011 và hàng triệu người phải chuyển chỗ ở hoặc sơ tán tới các trại tị nạn đông đúc.

Tuy nhiên, đối với những người còn bám trụ lại, cuộc sống của họ đã chuyển từ trạng thái bình thường sang tồn tại. Các bức ảnh trong một phóng sự được hãng tin Reuters đăng hôm 8/9 đã diễn tả sự thay đổi này chuẩn xác hơn bất cứ từ ngữ nào.

Issa, một cậu bé 10 tuổi sống tại Aleppo, cùng cha làm công việc sửa chữa vũ khí cho Quân đội Tự do Syria (FSA) tại một nhà máy 10 tiếng đồng hồ/ngày. Việc học của cậu bé đã bị bỏ dở và thay vào đó là bắt tay vào một công việc nặng nhọc.

Issa nghỉ ngơi trên một chiếc ghế nhựa tại Aleppo hôm 7/9.

Issa bê một quả đạn súng cối tại nhà máy vũ khí của quân nổi dậy.

Cậu bé 10 tuổi lắp ráp quả đạn súng cối tự chế tại nhà máy vũ khí ở Aleppo.

Đo lường quả đạn súng cối trên máy.

Các thao tác của cậu bé hết sức thuần thục.

Issa cố định lại khẩu pháo

Cậu bé cùng cha làm việc trong nhà máy vũ khí 10 tiếng mỗi ngày, trừ thứ Sáu.

Ánh mắt đầy ám ảnh của cậu bé lẽ ra đang được tung tăng cắp sách tới trường.

VietnamNet 
Sầm Hoa (Theo BI)


CHÁU BÉ NÀY CÙNG ĐỘ TUỔI VỚI ISSA:



* Bộ trưởng Tiến có phải là chính khách?

02:39 |
LTH: Đọc báo thấy bài cụ Vũ Mão (K5) trả lời phỏng vấn, tôi bê về để cụ nào quan tâm thì đọc và suy ngẫm xem nước ta có nhiều chính khách hay không.
***
Theo quan niệm thông thường, ở vị trí bộ trưởng có thể được coi là chính khách, nhưng bản thân mỗi người ở cương vị đó có xứng đáng hay được nhân dân suy tôn hay không lại là vấn đề khác.


LTS: Vừa qua, trước cách ứng xử của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong sự việc ba cháu bé sơ sinh qua đời tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), có ý kiến cho rằng, Bộ trưởng Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách.

Ngay sau đó, nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về khái niệm “chính khách”. PV tiếp tục có cuộc trao đổi với ông Vũ Mão, nguyên chủ nhiệm VPQH, nguyên chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội về vấn đề này.

Ông nhận xét gì về ý kiến Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách, khi bà không đến thăm gia đình các nạn nhân bị tử vong sau tiêm ở Quảng Trị khi bà Tiến có chuyến công tác tại đây?


Tôi được biết, ý kiến này là của TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Đó là ý kiến đúng, có hàm ý sâu xa. Tôi đồng tình và ủng hộ với ý kiến đó.

Tôi gặp anh Nguyễn Sỹ Dũng lần đầu năm 1985, tại Mat-xcơ-va, khi dự Đại hội liên hoan (Festival) thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 12. Anh Dũng lúc đó vừa nhận bằng Phó tiến sĩ giáo dục học và được chọn là đại biểu tham gia Đoàn Việt Nam.

Tôi đã nhìn thấy ở chiều sâu một cán bộ trẻ giàu trí tuệ và tâm huyết nên đã chọn Dũng làm thư ký cho mình. Hai mươi năm công tác ở Quốc hội cũng là hai mươi năm chúng tôi gắn bó với nhau, trong những buồn vui của sự nghiệp.

Theo ông, chính khách là gì?

Ở Việt Nam ta có những danh từ mang ý nghĩa tương tự: Chính khách - Nhà chính trị (gọi theo âm Hán Việt là Chính trị gia). Đó là những cách gọi khác nhau dành cho những người vừa có tầm tư duy vừa có tâm đức mà gánh vác công tác quản lý nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội của đất nước.

Trong xã hội, công chúng rất biết cách chọn lọc và chỉ gọi là chính khách một cách thân thương và kính trọng đối với những ai, có cương vị xã hội, lại có tầm tư duy chiến lược và có tấm lòng, có tâm hồn trong sáng.

Có lẽ nhân dân không chấp nhận một chính khách tuy có cương vị công tác cao nhưng lại thiếu những yếu tố về tư duy và tấm lòng.

Do đó, chính khách không phải là người mang học vị cao, không phải là người được bầu mà là do sự suy tôn một cách tự nhiên trong xã hội. Sự suy tôn này không có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận.

Như vậy, chính khách không phải là chức danh cụ thể, thưa ông?

Chính khách không phải chức danh cụ thể dành cho một ai đó, mà là những đóng góp của người làm chính trị được cộng đồng thừa nhận.

Xin nói thêm, để có thể trở thành chính khách, cuộc đời người làm quản lý phải có sự từng trải và có những thành tựu nhất định. Một nhà khoa học được đưa vào vị trí Bộ trưởng, họ có thể trở thành chính khách. Nhưng họ có thực sự trở thành chính khách hay không là tuỳ thuộc vào chính họ. Như trên tôi đã nói, người được gọi là chính khách là sự suy tôn, không có bằng cấp nào cả.


            Ông Vũ Mão, nguyên chủ nhiệm VPQH, nguyên chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội.
Theo ông Vũ mão, chính khách không phải chức danh cụ thể dành cho một ai đó, mà được dựa trên những đóng góp của người làm chính trị được cộng đồng thừa nhận.

Thưa ông, ví dụ như Bộ trưởng Y tế, sao ông lại đồng tình rằng Bộ trưởng Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là một nhà khoa học, là Giáo sư - tiến sỹ, thầy thuốc nhân dân, từ Viện trưởng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đấy được đề bạt vào cương vị Thứ trưởng rồi Bộ trưởng. Tôi đánh giá cao công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự rèn luyện phấn đấu của chị Nguyễn Thị Kim Tiến.

Qua sự việc này và trước đây, trong phiên chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội, dư luận của cử tri chưa hài lòng với nội dung và cách thức trả lời chất vấn của Bộ trưởng, cho thấy cần có sự cầu thị xem xét nghiêm túc để đáp ứng lòng tin cậy và mong muốn của nhân dân.

Tôi nghĩ rằng, Bộ trưởng còn trẻ, trước mắt còn nhiều cơ hội; nếu vượt lên được chính mình, thì chúng ta tin rằng chị Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được nhân dân yêu mến hơn và sẽ trở thành một chính khách tuyệt vời trong tương lai.

Theo ông ở Việt Nam quá trình đào tạo, sắp xếp cán bộ đã phù hợp chưa để họ trở thành chính khách và ảnh hưởng đến xã hội?

Đảng ta luôn coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, sắp xếp bố trí, đề bạt cán bộ ở tất cả các cấp. Đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược. Có 3 mô hình bố trí nhân sự cấp cao: Giai đoạn 1955 -1965, coi trọng đề bạt cán bộ chính trị; Giai đoạn 1965 – 1985, coi trọng đề bạt cán bộ khoa học, kỹ thuật; Từ 1985 đến nay, có sự kết hợp hài hoà và cân đối các loại cán bộ trong công tác đề bạt.

Tuy nhiên, cách bố trí cán bộ trên cũng có những nhược điểm như: Không ít trường hợp đưa cán bộ khoa học, kỹ thuật vào các cương vị lãnh đạo vội vã, chưa qua thực tiễn, hiệu quả điều hành chưa cao, để lại nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý.

Bên cạnh đó, đưa cán bộ lãnh đạo các địa phương về Trung ương đảm nhận ngay các cương vị lãnh đạo nhưng chưa có tư duy chiến lược ở tầm vĩ mô.

Đưa cán bộ có triển vọng ở Trung ương đi luân chuyển, về tham gia lãnh đạo các địa phương. Nhưng thời gian về địa phương quá ngắn, chưa đủ “độ ngấm” của thực tiễn. Hiện tượng này bị phê phán là “chuồn chuồn đạp nước”, đó là chưa kể tới có những người mang động cơ không trong sáng. Điều đó vừa làm khó cho địa phương và cũng không giúp ích nhiều cho cán bộ luân chuyển. Trong vấn đề này cũng đã phát sinh những tiêu cực từ các phía.

Còn những cán bộ lãnh đạo ở các địa phương chuyển về Trung ương làm công tác quản lý, họ có thế mạnh, hạn chế gì?

Những người này có kinh nghiệm về quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Họ có những tư duy thực tiễn, bổ sung cho những cán bộ lãnh đạo ở trên Trung ương đã quá lâu. Họ làm việc có hiệu quả.

Nhược điểm của họ là chưa có đầy đủ tư duy và kinh nghiệm quản lý ở tầm vĩ mô. Mặt khác, cũng tương tự như các nhà khoa học, kỹ thuật, ở họ có một lỗ hổng rất lớn là thiếu kiến thức về lĩnh vực pháp lý. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhìn chung đội ngũ lãnh đạo của ta trong tất cả các lĩnh vực, kể cả ở cấp cao, còn thiếu rất nhiều kiến thức nền về phương diện pháp lý.

Theo ông, cần có giải pháp nào để các nhà quản lý của chúng ta thực sự là những chính khách?

Ở các nước theo chế độ đa Đảng, vì là đối lập nên sự cạnh tranh rất quyết liệt, luôn có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau. Nước ta chỉ có một Đảng. Bài học của Liên Xô và Đông Âu vẫn còn đấy. Chúng ta cần xây dựng cơ chế “đặc thù”, khác với các nước Xã hội chủ nghĩa kiểu cũ. Cần hoàn thiện cơ chế để kiểm tra, giám sát quyền lực. Việc chủ trương cho phản biện xã hội là rất cần thiết và cần làm ngay. Gần đây tôi đề xuất có luật về Đảng, không ngoài mục đích làm cho Đảng ta trong sạch hơn, dân tin Đảng hơn.

Để đạt được yêu cầu ấy, đội ngũ cán bộ là quan trọng nhất. Những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước phải phấn đấu trở thành những chính khách đích thực.

Muốn vậy, mỗi người cần rèn luyện không ngừng, bỏ hết tham sân si, đạt tới tịnh độ; là công bộc của dân cần có được thánh tâm; khiêm tốn học hỏi, học thầy, học bạn, học trong đường đời. Một trong những căn bệnh cần khắc phục của chúng ta là “kiêu ngạo cộng sản”.

Cuối cùng, tôi muốn nói thêm, người ta không ai muốn nghe ý kiến trái chiều. Muốn trở thành chính khách thì hãy biết nghe những ý kiến trái chiều như một sự cảnh tỉnh. Muốn là chính khách thì đòi hỏi cao hơn nhiều so với nhà kỹ thuật, nhà chuyên môn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
Dương Tùng (thực hiện)