* Cuộc hồi hương vĩ đại trong lịch sử...

20:26 |
Năm nay có khoảng 10 triệu cá hồi đỏ di cư từ khắp các đại dương về sông Adams thuộc tỉnh British Columbia (Canada), tạo nên cảnh tượng vô cùng thú vị.

Đến hẹn lại lên, cứ 4 năm một lần, hàng triệu cá hồi đỏ lại từ khắp đại dương trở về sông Adams , nơi chúng được sinh ra từ 4 năm trước.

Hàng chục ngàn người đã đổ về những khu vực ven sông Adams để chứng kiến cuộc di cư lịch sử của loài cá có tập tính kỳ lạ và bí ẩn nhất thế giới này, đó là cá hồi đỏ.

Cuộc di cư của cá hồi đỏ năm 2014 dù mới bắt đầu, nhưng được cho là lớn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.

Trước đó, năm 2010 cũng được cho là năm lượng cá hồi đổ về sông Adams lớn nhất trong vòng 100 năm, bởi có đến 8 triệu cá hồi tìm về.

Theo tính toán của các nhà khoa học, mấy năm nay môi trường sống của cá hồi đỏ được chính quyền bảo đảm, nên dự kiến sẽ có khoảng 10 triệu con di cư từ biển vào sông Adams.

Đây sẽ là cuộc di cư lớn nhất kể từ năm 1913, năm được cho là có cả chục triệu cá hồi đỏ trở về nơi chúng sinh ra.

Cá hồi đỏ là loài sống ở các loại môi trường nước, gồm cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Chúng rục rịch kéo vào sông Adams từ tháng 8 và bắt đầu sinh sản nhiều nhất vào tháng 10 trên chính dòng sông này.

Cá hồi đỏ sẽ lớn lên ở sông Adams đến khi được 1 năm tuổi. Chúng sẽ ra vùng nước lợ ở cửa sông làm quen môi trường có độ mặn thấp, rồi tiến ra biển sống 3 năm liền.

4 năm sau kể từ ngày còn trong quả trứng li ti khi được mẹ sinh ra, cá hồi sẽ quay về đúng nơi mẹ chúng đau đẻ, để tiếp tục làm thiên chức bảo tồn giống nòi.

Khi vào vùng nước ngọt của sông Adams, cơ thể cá hồi dần chuyển sang màu đỏ tươi.

Còn nhiều tranh cãi, nhưng phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng, cá hồi định hướng di chuyển bằng mùi. Chúng nhớ được mùi của dòng sông nơi chúng sinh ra nên tìm đường về rất chính xác.

Quãng đường di chuyển hồi hương của chúng dài tới 500 km trong điều kiện nước chảy xiết, đúng với hành trình mà chúng ra đi.

Trong quá trình di chuyển, cá hồi đỏ không ăn thứ gì. Đẻ xong, chúng kiệt sức và chết. Cá hồi con sinh ra và lại bắt đầu một hành trình kéo dài 4 năm như thế.

Theo ước tính, mỗi năm, ngư dân Canada đánh bắt khoảng 15 triệu con cá hồi đỏ làm thực phẩm.

Số cá hồi còn sót lại, khoảng 8-10 triệu con, trong đó có một nửa là cá cái sẽ di cư về sông Adams để sinh sản và chết đi.

Theo VTC.vn












* Người chết lái môtô, đấm bốc...

19:55 |
Ít ai tin rằng hình ảnh một người phụ nữ sơn móng, đeo kính râm ngồi bên bàn có thuốc lá, bia, rượu whisky là một... người chết.


Đó chính là bà Miriam Burbank, đến từ New Orlean, tiểu bang Louisiana, nước Mỹ.



Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp tạo nên xu hướng tổ chức đám tang lạ, nơi người chết như "sống lại" nhờ cách mặc quần áo, sắp xếp địa điểm tổ chức tang lễ.


Trong những đám tang ở New Orleans, việc xuất hiện một chiếc quan tài là rất hiếm gặp. Bởi lẽ, mọi người muốn mang tới cảm giác nhẹ nhàng khi chia tay với người quá cố.


Dịch vụ tổ chức tang lễ kỳ lạ này bắt đầu mọc lên tại New Orleans từ năm 2012 bằng đám tang của Lionel Batiste, một nhạc công.


Không muốn mọi người nhìn mình bằng ánh mắt thương tâm khi qua đời, ông Lionel Batiste đã đặt trước với công ty tổ chức sự kiện phải để xác của ông ở tư thế đứng, như đang đi lại và ăn vận thật đặc biệt.


Tại một đám tang khác, bà Mickey Easterling, 83 tuổi, cũng được mặc quần áo sặc sỡ, ngồi ghế tựa với điếu thuốc lá trên tay. Đây là tư thế bà thường ngồi nghỉ ngơi khi còn sống.


Người chết đấm bốc.

Mr.Bull (theo Mirror)

* Nghệ sĩ uốn dẻo quán quân thế giới Zlata

01:01 |
Nghệ sĩ uốn dẻo quán quân thế giới Zlata trở nên quen thuộc với những màn trình diễn uốn mình vô cùng độc đáo.


Zlata, 26 tuổi, là một cô gái gốc Nga, đang sinh sống và làm việc tại Đức. Zlata phát hiện ra khả năng uốn dẻo đặc biệt của mình từ khi lên 4 tuổi. Sau khi được cô giáo tiểu học nhận ra khả năng đặc biệt, Zlata dành hầu hết thời gian để tập luyện và biểu diễn theo các chương trình xuyên quốc gia.


Các màn trình diễn của Zlata hết sức độc đáo khiến người xem "mắt tròn, mắt dẹt". Cô có thể uốn gọn người trong tủ lạnh, cuộn tròn trong chiếc hộp, uốn cong người về phía sau.


Cô gái cao 1m75, nặng 54 kg, có thể gấp trọn người trong tủ lạnh


Zlata chia sẻ rằng cô thực hiện các động tác uốn dẻo vô cùng thoải mái và tự nhiên. Chỉ có điều nếu phải giữ nguyên tư thế quá lâu để chụp ảnh thì cô cũng cảm thấy hơi mỏi.


Để có những bài biểu diễn đẹp mắt, Zlata phải tập luyện hết sức vất vả để giữ cho cơ bắp được linh hoạt và mềm dẻo.


Zlata chia sẻ: “Tôi đam mê uốn dẻo từ nhỏ và quyết định dành cả cuộc đời mình để cống hiến những màn biểu diễn hấp dẫn nhất”.


Zlata có thể gập ngược thân như một con cua...


...hoặc chui vào một chiếc thùng nhỏ


Cô cuộn tròn trong một vỏ TV


Hai chân cô cuộn quanh thân

Thân hình cô rất dẻo

Zlata có khả năng uốn dẻo đặc biệt

* Những nghề nghiệp kỳ lạ bậc nhất thế giới

08:38 |
Dưới đây là ảnh chụp lại những công việc kỳ lạ, khó hiểu nhất thế giới, thậm chí, bạn không thể gọi tên cụ thể nghề nghiệp ấy. Nhiếp ảnh gia người Mỹ Nancy Rica Schiff thường đi khắp nước Mỹ để tìm kiếm những người làm những nghề lạ thường nhất.
Nghề ngửi mùi cơ thể
Ở thành phố Cincinnati có phòng thí nghiệm Hilltop đã có lịch sử hoạt động 50 năm. Ở đây, các nhà nghiên cứu tiến hành những cuộc thí nghiệm đối với mùi cơ thể. Trong ảnh là một tình nguyện viên đang được kiểm tra mùi sau khi tham gia một nghiên cứu về chất khử mùi.

Cô Betty Lyons (trái) bắt đầu làm việc tại phòng thí nghiệm này từ cách đây 35 năm, khi đó cô là đối tượng nghiên cứu, tình nguyện sử dụng các sản phẩm khử mùi. Sau đó, cô tiếp tục gắn bó với phòng thí nghiệm và trở thành người chuyên ngửi và đánh giá mùi cơ thể. Đa số những người làm công việc đặc biệt này đều là nữ giới bởi nữ giới có độ nhạy về khứu giác rất tốt.

Lặn tìm bóng golf
Nghề của anh Jeffrey Bleim là lặn tìm bóng. Mặc 3 lớp quần áo chống thấm nước, đeo một bộ bình khí nén nặng 20kg, đeo một túi đựng bóng golf có khi lên tới 27kg, Bleim bơi khắp các hồ nước trong các sân golf ở thành phố Kissimmee, bang Florida để nhặt những quá bóng bị đánh hỏng.

Có những ngày Bleim nhặt được tới 5.000 quả bóng. Có tuần đỉnh điểm, anh nhặt được 25.000 quả. Năm ngoái, anh nhặt được 800.000 quả với tổng khối lượng đạt 40 tấn. Những quả bóng này sẽ được đưa tới công ty sản xuất để tái chế và bán lại với giá rẻ hơn. Tiền lương của Bleim tính theo số bóng mà anh nhặt được, tìm thấy một quả sẽ được trả từ 5-10 xu.

Kiểm tra đồ ăn của cún
Nghề kiểm tra thức ăn cho cún không dành cho những ai dễ nôn bởi cách duy nhất để biết chất lượng của một món thực phẩm ra sao chính là ăn thử nó. Ở Trung tâm Phân tích Giác quan, thuộc thành phố Manhattan, bang Kansas, bà Patricia Patterson được giao nhiệm vụ phân tích các loại thực phẩm dành cho cún.

Các công ty sản xuất thực phẩm cho cún thường phải nhờ tới những người như bà Patterson để giúp họ hoàn thiện hương vị cho sản phẩm.

Kiểm tra snack khoai tây
Nhiệm vụ của một người kiểm tra snack khoai tây là loại ra những miếng bị rán cháy hoặc bị dính vào nhau. Cô Cindy Pina ở thị trấn Hyannis, bang Massachusetts đã làm nghề này trong suốt 12 năm.

Thụ tinh nhân tạo cho bò cái
Mỗi ngày, ông Jim O’Neal lại thụ tinh nhân tạo cho hàng trăm bò cái. Tỉ lệ bò cái thụ thai nhân tạo thành công do ông Jim O’Neal thực hiện lên tới 65-70%.

Lấp khe nứt của núi
Ông Jeffrey Glanzer có nhiệm vụ định kỳ kiểm tra và lấp đầy các kẽ nứt của ngọn núi Rushmore, gần thị trấn Keystone, bang South Dakota. Công việc nghe có vẻ buồn cười nhưng lại rất quan trọng đối với công trình điêu khắc khổng lồ - Đài tưởng niệm Quốc gia núi Rushmore.

Ở đây, khuôn mặt của 4 vị Tổng thống nổi tiếng của Mỹ là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln được tạc lên bề mặt trái núi Rushmore. Kể từ khi bức điêu khắc khổng lồ này hoàn thành năm 1941, có một nghề mới được sinh ra, đó là lấp các khe nứt trên núi.

Phủi bụi xương khủng long

Trong hơn 30 năm qua, ông Frank Braisted có nhiệm vụ duy nhất là phủi bụi cho những bộ xương khủng long có niên đại lên tới hàng trăm triệu năm. Ông là người duy nhất ở Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian thuộc bang Washington được làm nhiệm vụ này.

Dụng cụ làm việc của ông là một chiếc chổi lông gà và một chiếc máy hút bụi. Làm sạch những bộ xương này thực tế không đơn giản, ông Braisted phải giúp chúng luôn sạch sẽ mà không được phép chạm vào bộ xương.

Đếm cá
Công việc hàng ngày của cô Julie Booker, sống ở thành phố Seattle, bang Washington là đến công viên hải dương học đếm cá. Cứ 10 phút cô lại đếm một lần, công việc lặp đi lặp lại trong hàng tiếng đồng hồ. Ý nghĩa của việc này là giúp các nhà nghiên cứu điều hòa được số lượng các loài cá sinh sống ở địa phương.

Đánh bóng đồng xu
Khách sạn St. Francis ở thành phố San Francisco, bang California có một ông cụ tên là Arnold Batliner. Hàng ngày, ông đến làm nhiệm vụ đánh bóng các đồng xu mà khách hàng trả cho khách sạn.

Những đồng xu cũ xỉn sẽ được làm mới trở lại để khi nhân viên trả lại cho khách, chúng sẽ khiến họ ấn tượng vì vẻ sáng bóng hoàn hảo. Dịch vụ này đã được khách sạn duy trì suốt 50 năm qua và ông cụ Batliner cũng đã làm ở đây suốt 20 năm.

* Chuyện lạ: Tộc người có bàn chân 2 ngón

05:17 |

Người tôm hùm với bàn chân hai ngón
Nguồn gốc về bàn chân tôm hùm của tộc người này vẫn còn là ẩn số.
Được gọi là "bộ tộc tôm hùm", những người có đôi chân hai ngón này sống khép kín trong thung lũng yên bình rộng 64 km2 tại Botswana, chỉ cách biên giới Zimbabwe chừng 2 km.

Bộ tộc tôm hùm

Nếu mới đến thăm vùng đất xa xôi này, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến bàn chân "tôm hùm" của những người dân nơi đây. Họ sống khép kín với thế giới bên ngoài bởi bản tính nhút nhát và hiền lành như đất.


Những người tôm hùm với bàn chân hai ngón

Bemba, 36 tuổi, người đầu tiên ra ngoài mưu sinh, cho biết khi tiết xuân ấm áp đến với thung lũng, anh lại tới Francistown để làm thuê và ít khi trở về nhà. Người dân thành phố rất kinh ngạc khi trông thấy bàn chân hai ngón và những ngón tay hơi kỳ dị của Bemba.


Bemba đang sử dụng bàn chân hai ngón để nhặt đồ

Bàn chân trái của anh có tới hai ngón cái với phần khớp không thẳng mà cong queo biến dạng. Ngón thứ hai và thứ ba dính chặt vào nhau và ở giữa như có một lớp màng. Bàn chân phải của Bemba chỉ có duy nhất một ngón cái, ngón thứ hai, ba, bốn đều "lặn mất tăm”.

Hai người vợ 32 tuổi và 27 tuổi của Bemba cũng có đôi chân tôm hùm với ngón cái và ngón út cách xa nhau. Hai bé gái 5 và 6 tuổi của họ còn có một lớp màng giữa các ngón chân. Dù sở hữu vẻ ngoài kỳ dị nhưng người dân nơi đây vẫn sống rất tự tin và lạc quan.


Bemba cùng vợ và các con

Nếu quan sát kỹ, có thể thấy, đầu ngón chân của họ rất giống chân đà điểu, thậm chí có người còn xuất hiện lớp màng mỏng giữa các ngón. Dù chỉ có hai ngón, nhưng bàn chân của họ rất mềm dẻo và linh hoạt, thậm chí có thể nhặt nhạnh đồ trên mặt đất. Bemba có thể dùng ngón chân tôm hùm của mình để cặp chặt các viên than cốc.

Truyền thuyết về bàn chân hai ngón

Theo tờ tin tức của Zimbabwe, tộc người tôm hùm có gốc là người Wanya tại vùng Mozambique di cư xuống khu vực tây nam của Zimbabwe.

Tộc người này xuất hiện từ thế kỷ 14, nhưng do sự thưa thớt và bản tính nhút nhát nên họ rất hiếm khi tiếp xúc với người lạ. Sự tồn tại của họ gần như bị lãng quên trong xã hội hiện đại. Mãi tới thế kỷ 18, khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Mozambique, tung tích của họ mới bị phát hiện. Trong nghi lễ trưởng thành truyền thống của mình, các nam thanh niên của bộ tộc Wanya tôm hùm phải giết chết một chàng trai của bộ lạc khác và lấy đi bộ phận sinh dục của anh ta. Phong tục này đã chọc giận bộ lạc có người bị hại và họ đã yêu cầu thế lực thống trị giúp đỡ trừng trị tộc Wanya.

Ba đội quân viễn chinh của Bồ Đào Nha đã rầm rập tới đàn áp tộc người này. Tới năm 1745, một bộ phận nhỏ người Wanya đã rời khỏi Mozambique và di cư tới Zimbabwe.


Nguồn gốc về bàn chân tôm hùm của tộc người này vẫn còn là ẩn số.

Đó là những thông tin được đăng tải chính thống trên các phương tiện truyền thông. Còn tại bộ tộc này lại lưu truyền một truyền thuyết thú vị lý giải cho sự hình thành của bàn chân hai ngón. Bemba cho biết, cha anh và những người già trong bộ lạc đều kể cho con cháu rằng, từ rất xa xưa, trong bộ tộc có một bé trai mới sinh ra đã mang bàn chân tôm hùm. Mọi người vô cùng hoảng sợ, cho rằng đứa trẻ đã bị thần linh giáng tội. Sinh linh tội nghiệp bị giết chết để tránh họa cho làng. Một năm sau, người mẹ ấy lại sinh ra một đứa bé có bàn chân hai ngón khác. Số phận của nó cũng kết thúc bi thảm như anh trai mình.

Người phụ nữ bất hạnh này lại tiếp tục mang thai và đau khổ trong ngày nở nhụy khai hoa khi đứa con thứ ba vẫn có bàn chân kỳ lạ. Mọi người dần thay đổi suy nghĩ và cho rằng đây là sự ưu ái của thần linh khi tạo ra một hình hài mới cho những đứa trẻ trong bộ lạc.

Từ đó về sau, ngày càng nhiều những đứa trẻ có bàn chân hai ngón chào đời. Mọi người cũng dần vứt bỏ cảm giác bất an và lo lắng, thậm chí không còn thái độ phân biệt, kỳ thị giữa người hai ngón và năm ngón chân. Và bộ tộc của Bemba được bắt nguồn một phần từ bộ tộc đó.


Một người đàn ông trong bộ tộc với đôi chân kỳ dị

Nhưng điều thú vị là không phải ai ở đây cũng có bàn chân hai ngón. Nhà Bemba có 5 anh chị em, hai người con trai lớn đều phát triển bình thường, chỉ ba người con sau, trong đó có Bemba, là có đôi chân tôm hùm.

Sự thực về nguồn gốc của tộc người này hiện vẫn còn là bí ẩn thú vị với giới khoa học. Ngày qua ngày, những con người có bản tính nhút nhát này vẫn lặng lẽ tìm kiếm những người cùng chủng tộc với mình; và các nhà khoa học cũng đang gắng sức tìm ra sự thực về họ.


Các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu về tộc người này.

Nelson, một nhà biên soạn niên sử, đã tình cờ phát hiện ra tộc người kỳ lạ này trong một chuyến dã ngoại tại phía tây nam Zimbabwe. Niềm đam mê khám phá đã thôi thúc Nelson tới gặp gỡ và trò chuyện với 16 người của bộ tộc tôm hùm. Sau khi xâu chuỗi các dữ liệu và tổng hợp các ghi chép còn lại trong sử sách, Nelson đã phát hiện ra rằng, hiện tượng biến dị bàn chân của tộc người này trước hết là do quá trình di cư và kết hôn.

Theo giả thiết của Nelson, nhiều năm về trước, người phụ nữ có đôi chân hai ngón từ thung lũng Zambezi ở Mozambique đã tới vùng tây nam Zimbabwe sinh sống. Khi cô kết hôn với một thổ dân tại đây và sinh con đẻ cái, những đứa trẻ thừa hưởng gene của cô cũng có bàn chân giống mẹ. Tỷ lệ này sẽ giảm đi đáng kể nếu những người có đôi chân tôm hùm được kết hôn với người ngoại tộc. Nhưng sự thưa thớt của dân cư tại đây đã khiến người tôm hùm chỉ còn cách kết hôn với nhau. Và cứ thế, hình dáng kỳ lạ này được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nelson khẳng định, ở Mozambique còn lưu giữ lại nhiều tài liệu chứng thực về sự tồn tại của những người chân hai ngón.